Trang chủ      /     Hệ đào tạo

Business Administration

Mã ngành đào tạo

7340101

Trình độ đào tạo

Đại học

Văn bằng tốt nghiệp

Bằng cử nhân

Thời gian đào tạo

3,5 năm
Tốt nghiệp sớm: 3 năm
Thời gian tối đa: 6 năm

Tổ hợp môn

A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Anh
D01: Toán – Văn – Anh
C00: Văn – Sử – Địa

Tổng quan

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Quản trị kinh doanh có định hướng ứng dụng, đào tạo cử nhân có các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, pháp luật và chuyên môn toàn diện trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.

  • Người học có khả năng hình thành ý tưởng sáng tạo, khởi sự, vận hành hoạt động kinh doanh trên cơ sở hiểu biết về pháp luật, các quy luật vận động của nền kinh tế thị trường và môi trường kinh doanh, hệ thống quản lý
  • Người học có năng lực nghiên cứu, tự học và khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật giao tiếp, chuyên ngành
  • Người học có kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin học văn phòng cơ bản, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong kinh doanh và quản lý.

Điều kiện tuyển sinh

TUYỂN THẲNG

THEO KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA

HỌC BẠ

Cấu trúc chương trình

– Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ, chưa kể các học phần tiếng Anh cơ bản (10 TC), giáo dục thể chất (3 TC) và Giáo dục quốc phòng (8 TC).

– Phân bổ theo các khối kiến thức như sau:

+ Giáo dục đại cương: 28 tín chỉ, trong đó các học phần bắt buộc là 24 tín chỉ, các học phần tự chọn là 4 tín chỉ

+ Cơ sở khối ngành và ngành: 65 tín chỉ, trong đó các học phần bắt buộc là 61 tín chỉ, các học phần tự chọn là 4 tín chỉ

+ Chuyên ngành: 15 tín chỉ, trong đó các học phần bắt buộc là 15 tín chỉ, các học phần tự chọn là 0 tín chỉ;

+ Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: 12 tín chỉ

– Tỷ lệ tín chỉ các học phần kỹ năng và kiến tập, thực tập/tổng số tín chỉ tối thiểu là: 13,3%; tối đa là 27,7% (tùy thuộc vào tổng số học phần tự chọn của sinh viên).

– Tỷ lệ thời lượng thực hành/học phần tối thiểu là 30%

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương (28 tín chỉ) – không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Ngoại ngữ)

a) Lý luận chính trị (11 tín chỉ)

b) Khoa học xã hội (5 tín chỉ)

c) Ngoại ngữ (Tổ chức cho sinh viên tự học, xem phần tổ chức chương trình)

d) Tin học – Khoa học tự nhiên (8 tín chỉ), giáo dục thể chất, quốc phòng – an ninh

e) Các học phần tự chọn (Chọn 2 trong 8 học phần, 4 tín chỉ)

2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (92 tín chỉ)

a) Kiến thức cơ sở khối ngành (9 tín chỉ)

b) Kiến thức cơ sở khối ngành (9 tín chỉ)

  • Kiến thức bắt buộc (48 tín chỉ)
  • Kiến thức ngoại ngữ và bổ trợ bắt buộc, 4 tín chỉ
  • Kiến thức tự chọn (chọn 2 trong 12 học phần, 4 tín chỉ)

c) Kiến thức chuyên sâu của ngành (chọn 1 trong 4 khối kiến thức chuyên sâu – chuyên ngành) (15 tín chỉ)

  • Khối kiến thức chuyên sâu về Marketing và Kinh doanh điện tử
  • Khối kiến thức chuyên sâu về Tài chính và đầu tư
  • Khối kiến thức chuyên sâu về Tổ chức và nhân lực
  • Khối kiến thức chuyên sâu về Kinh doanh và Thương mại Quốc tế

d) Thực tập nghề nghiệp và Thực tập tốt nghiệp (6 tín chỉ), Khóa luận và tương đương (6 tín chỉ)

Dự kiến kế hoạch giảng dạy

Pháp luật đại cương

3 tín chỉ

Kinh tế vi mô

4 tín chỉ

Quản trị học

4 tín chỉ

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Tâm lý học Quản trị kinh doanh

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

4 tín chỉ

Giáo dục thể chất (học phần 1)

3 tín chỉ

Pháp luật đại cương

3 tín chỉ

Kinh tế vi mô

4 tín chỉ

Quản trị học

4 tín chỉ

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Tâm lý học Quản trị kinh doanh

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

4 tín chỉ

Giáo dục thể chất (học phần 1)

3 tín chỉ

Pháp luật đại cương

3 tín chỉ

Kinh tế vi mô

4 tín chỉ

Quản trị học

4 tín chỉ

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Tâm lý học Quản trị kinh doanh

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

4 tín chỉ

Giáo dục thể chất (học phần 1)

3 tín chỉ

Pháp luật đại cương

3 tín chỉ

Kinh tế vi mô

4 tín chỉ

Quản trị học

4 tín chỉ

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Tâm lý học Quản trị kinh doanh

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

4 tín chỉ

Giáo dục thể chất (học phần 1)

3 tín chỉ

Pháp luật đại cương

3 tín chỉ

Kinh tế vi mô

4 tín chỉ

Quản trị học

4 tín chỉ

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Tâm lý học Quản trị kinh doanh

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

4 tín chỉ

Giáo dục thể chất (học phần 1)

3 tín chỉ

Pháp luật đại cương

3 tín chỉ

Kinh tế vi mô

4 tín chỉ

Quản trị học

4 tín chỉ

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Tâm lý học Quản trị kinh doanh

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

4 tín chỉ

Giáo dục thể chất (học phần 1)

3 tín chỉ

Pháp luật đại cương

3 tín chỉ

Kinh tế vi mô

4 tín chỉ

Quản trị học

4 tín chỉ

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Tâm lý học Quản trị kinh doanh

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

4 tín chỉ

Giáo dục thể chất (học phần 1)

3 tín chỉ

Pháp luật đại cương

3 tín chỉ

Kinh tế vi mô

4 tín chỉ

Quản trị học

4 tín chỉ

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Tâm lý học Quản trị kinh doanh

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

4 tín chỉ

Giáo dục thể chất (học phần 1)

3 tín chỉ

Môn học tiên quyết

Môn học bắt buộc

Môn học chuyên ngành

Môn học tiên quyết

Môn học bắt buộc

Môn học chuyên ngành

Chuẩn đầu ra

Kiến thức chung:

KT1: Tóm tắt được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

KT2: Giải thích và vận dụng được các tri thức khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật làm nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức cơ sở của khối ngành và kiến thức chung của ngành quản trị kinh doanh.

KT3: Chứng minh được sự hiểu biết và có khả năng vận dụng các về các quy luật kinh tế – xã hội, vào tổ chức, kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp, bao gồm: marketing, tổ chức và nhân lực, sản xuất, kế toán và tài chính, chính sách và chiến lược kinh doanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển kinh doanh, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giới.

Kiến thức chuyên ngành:

  • Chuyên ngành Marketing và Kinh doanh điện tử:

KT4: Chứng minh được sự hiểu biết chuyên sâu về marketing và kinh doanh điện tử, bao gồm: thị trường và khách hàng, quảng cáo điện tử, marketing xã hội, chuỗi cung ứng, kinh doanh điện tử.

  • Chuyên ngành Tổ chức và Nhân lực:

KT4: Chứng minh được sự hiểu biết chuyên sâu về tổ chức và nhân lực, bao gồm: tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; lương, thưởng và phúc lợi; quan hệ lao động; quản trị hiệu quả hoạt động; hành vi tổ chức.

  • Chuyên ngành Tài chính và Đầu tư:

KT4: Chứng minh được sự hiểu biết chuyên sâu về tài chính và đầu tư, bao gồm: đầu tư bất động sản, phân tích và đầu tư chứng khoán, quản trị dự án đầu tư, thị trường tài chính. quản trị rủi ro trong tài chính

  • Chuyên ngành Kinh doanh và Thương mại Quốc tế:

KT4: Chứng minh được sự hiểu biết chuyên sâu về kinh tế, quản trị kinh doanh và thương mại quốc tế, cụ thể trong các lĩnh vực: tài chính, marketing, nguồn nhân lực quốc tế.

Kiến thức chung:

KN1: Có kỹ năng giải quyết các vấn đề/tình huống trong thực tiễn cuộc sống và công việc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

KN2: Kết hợp được các kỹ năng chuyên môn trong quản trị kinh doanh như lập kế hoạch, tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh.

KN3: Thể hiện được sự nhạy bén trong kinh doanh thông qua khả năng nhận diện được các cơ hội kinh doanh và ra quyết định khởi sự, kinh doanh.

KN4: Nhận diện được vấn đề, phân tích phản biện và ra quyết định giải quyết vấn đề trong kinh doanh.

KN5: Thực hành đổi mới, sáng tạo được các sản phẩm/dịch vụ và mô hình kinh
doanh mới.

KN6: Thực hành nghiên cứu nói chung và thị trường nói riêng.

KN7: Truyền đạt, trao đổi thông tin hiệu quả.

KN8: Thể hiện được khả năng quản lý, lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực.

Kỹ năng chuyên ngành:

  • Chuyên ngành Marketing và Kinh doanh điện tử:

KN9: Thành thạo các kỹ năng tác nghiệp và quản lý về: thị trường và khách hàng quảng cáo điện tử, marketing xã hội, chuỗi cung ứng, kinh doanh điện tử.

  • Chuyên ngành Tổ chức và Nhân lực:

KN9: Vận dụng hiệu quả các kỹ năng tác nghiệp và quản lý về: tuyển dụng, đào tạo nhân sự, phát triển nguồn nhân lực, lương, thưởng và phúc lợi, quan hệ lao động, quản trị hiệu quả hoạt động, hành vi tổ chức.

  • Chuyên ngành Tài chính và Đầu tư:

KN9: Vận dụng hiệu quả các kỹ năng tác nghiệp và quản lý về: đầu tư bất động sản, phân tích và đầu tư chứng khoán, quản trị dự án đầu tư, thị trường tài chính, quản trị rủi ro trong tài chính.

TC1: Củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, phấn đấu trở thành người công dân tốt.

TC2: Tuân thủ quy định pháp luật, chuẩn mực nghề nghiệp, tự học tập, tích lũy, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ quan điểm cá nhân.

TC3: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

TC4: Tích hợp năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh;

Ngoại ngữ

Sinh viên được lựa chọn học và đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo 1 trong 2 loại ngôn ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật, cụ thể như sau:

NN1: Sử dụng được Tiếng Anh giao tiếp ở trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v…; có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó; có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm; có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình; có thể đọc, hiểu các tài liệu, văn bản thuộc chuyên ngành đào tạo.

NN2: Sử dụng được Tiếng Nhật giao tiếp ở trình độ Bậc 3 (JLPT N3) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: Có thể hiểu hết các thông tin đơn giản liên quan đến các chủ đề trong cuộc sống hằng ngày và trong công việc; có thể hiểu chi tiết của hầu hết các đoạn thông tin nếu được nói bằng cách nói quen thuộc và phát âm rõ ràng; có thể hiểu ý chính của các đoạn truyện ngắn, các phát ngôn/cuộc nói chuyện thường gặp trong công việc, học tập, giải trí nếu được nói rõ ràng bằng ngôn ngữ chuẩn; có thể trình bày, nói một cách rõ ràng và tỉ mỉ về những chủ đề tương đối rộng có liên quan đến lĩnh vực bản thân quan tâm; có thể bổ sung thêm ý chính, đưa ra ví dụ có liên quan, để triển khai, nhấn mạnh quan điểm của bản thân có thể thuyết

Tin học

IT1: Có khả năng hiểu biết tổng quan về hệ thống máy tính, tổ chức dữ liệu, các tài nguyên và mạng máy tính. Thành thạo các kỹ năng sử dụng một số phần mềm văn phòng, khai thác ứng dụng tài nguyên, dịch vụ mạng internet theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 11/3/2014 hoặc tương đương với chứng chỉ do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức để phục vụ cho việc xét tốt nghiệp

Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có đủ kiến thức và kỹ năng để tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các chương trình bậc thạc sỹ và làm việc trong các tổ chức kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế, các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi lợi nhuận hoặc tự khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh với các nhóm vị trí có thể đảm nhận:

  • Chuyên viên, nhà quản lý kinh doanh, bán hàng; nhà quản trị tác nghiệp ở các bộ phận chức năng chính của quản trị kinh doanh như: sản xuất, nhóm/phòng marketing, nhân sự, vật tư, chất lượng, tài chính kế toán… cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong nước và quốc tế.
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn quản trị kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể như: thị trường, tổ chức và nhân lực, marketing, tài chính, bất động sản, chứng khoán…
  • Nhà kinh doanh, doanh nhân khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh trong nước và quốc tế.
  • Chuyên viên, nhà quản lý phụ trách các lĩnh vực về kinh tế, kinh doanh trong các tổ chức nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức quốc tế.
  • Nghiên cứu viên, trợ giảng/giảng viên về quản trị kinh doanh nói chung và các lĩnh vực chuyên môn thuộc quản trị kinh doanh nói riêng tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc các cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh.