Ngành Luật được thành lập năm 2015, đến nay đã và đang đào tạo 5 khóa với hơn 800 sinh viên. Sinh viên có thể đăng ký học thêm 1 ngành học khác nếu đạt đủ các điều kiện theo quy định của Học viện để khi tốt nghiệp được nhận 2 bằng đại học.

Năm 2019 ngành có gần 200 sinh viên tốt nghiệp với gần 90% đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, văn phòng công chứng, công ty luật, doanh nghiệp đúng ngành nghề được đào tạo. Cử nhân Luật của Học viện được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đánh giá là những người có năng lực, trình độ, kỹ năng, đạo đức tốt, thích nghi nhanh với môi trường làm việc, nhiệt tình, tận tâm. Năm 2020, khóa sinh viên thứ 2 sẽ nhận bằng Cử nhân Luật, nhà trường tiếp tục đóng góp số lượng lao động chất lượng cao vào thị trường lao động Việt Nam.

Chương trình đào tạo được thiết kế bao gồm kiến thức lý luận, cơ sở ngành cũng như kỹ năng, kiến thức thực tế, giúp người học ngay sau khi tốt nghiệp ra trường có thể tiếp cận ngay các công việc, đáp ứng nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Từ năm thứ 3, sinh viên quyết định lựa chọn 1 trong 3 chuyên ngành chuyên sâu về pháp luật hành chính, kinh tế và dân sự. Sinh viên được học tập, trao dồi kiến thức đại cương, cơ sở ngành như Triết học Mác – Lê nin; Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Luật Hiến pháp; Luật Hành chính; Luật Dân sự; Luật Hình sự; Luật Lao động…

Đội ngũ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, thạc sĩ giàu kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm, có uy tín của Học viện và Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Tư pháp…Ngoài ra, Học viện mời Luật sư, Thẩm phán, Công chứng viên, Điều tra viên…có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động nghề thực tiễn tham gia chia sẻ, trao đổi thông tin, hỗ trợ  sinh viên thảo luận, giải quyết những tình huống, vụ án thực tế; hướng dẫn thực hiện soạn thảo hợp đồng, viết đơn thư khiếu nại, tố cáo…giúp các em tiếp cận nhanh với công việc.

Ngoài những giờ học trên lớp, sinh viên tham gia tích cực các hoạt động đoàn, hội, các câu lạc bộ, tổ, nhóm, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, dã ngoại, đào tạo kỹ năng mềm, hội thảo khoa học…để vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn. Câu lạc bộ Nghề Luật là sân chơi mở cho sinh viên luật nhằm giúp các em học hỏi, trau dồi, chia sẻ, rèn luyện các kiến thức, kỹ năng giữa sinh viên với sinh viên; giảng viên và các Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên hay các nhà tuyển dụng…giúp các em nắm chắc kiến thức, vững kỹ năng chuẩn bị cho hành trang vào đời. Thông qua hình thức vận hành các phiên tòa giả định, cũng như qua cuộc thi, sinh viên được thực hành nghề nghiệp, vận dụng các kiến thức lý thuyết, kỹ năng mềm đã được học, nghiên cứu trên ghế nhà trường vào thực hành công việc như những chức danh nghề trên thực tế, ngoài ra sinh viên còn được học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng từ những chuyên gia và từ chính các bạn sinh viên.

          Tốt nghiệp Cử nhân Luật, sinh viên có thể đi làm ngay trong các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương như làm Thư ký Tòa tại các Toàn án Nhân dân các cấp; công chức tại các cơ quan nhà nước như Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp… làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu…hoặc có thể tiếp tục học sau đại học để nhận học vị Thạc sĩ; Tiến sĩ; đào tạo các chức danh tư pháp để hành nghề luật trong các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp.  

          Năm học 2020 – 2021, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu ngành luật và dự kiến 50 chỉ tiêu ngành luật kinh tế theo hình thức xét tuyển học bạ (điểm nhận hồ sơ từ 18 điểm 3 môn tổ hợp học kỳ 1 lớp 12) và xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 các khối: A00, A01, C00, D01.

          Thông tin tuyển sinh chi tiết TẠI ĐÂY

      Số điện thoại văn phòng Khoa Luật: 0243.775.9040

Fanpage Khoa Luật: https://www.facebook.com/KHOALUAT.VWA/