1. Đặt vấn đề

Gần hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày chính phủ hai nước Việt Nam – Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ (22/12/1992). Trong khoảng thời gian đó, mối quan hệ giữa hai nước đã có những chuyển biến rất sinh động, tích cực và đạt được nhiều thành quả trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật… Trên lĩnh vực kinh tế, các nhà đầu tư, kinh doanh Hàn Quốc đã tìm đến Việt Nam như một thị trường mới mẻ, đầy hứa hẹn. Nắm bắt tiềm năng này, Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành nhà đầu tư và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Đồng thời, trong nhiều năm trở lại đây, Hàn Quốc cũng là thị trường thu hút nhiều lao động xuất khẩu của nước ta. Về mặt văn hóa xã hội, quan hệ trao đổi hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực văn hóa – giáo dục, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, mang lại những hiệu quả thiết thực. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) với mục tiêu truyền bá hình ảnh văn hóa Hàn Quốc ra thế giới đã ồ ạt tràn vào Việt Nam và được giới trẻ Việt Nam tiếp nhận mạnh mẽ… Có thể nói, dấu ấn Hàn Quốc để lại đối với xã hội Việt Nam trong gần hai mươi năm quan hệ ngoại giao là rất lớn. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, mặt tốt cũng nhiều, nhưng mặt xấu cũng không ít. Trên thực tế, đi cùng với những thành tựu trong quan hệ giữa hai nước là không ít những vấn đề xã hội nảy sinh và ngày càng trở thành những điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận Việt Nam, Hàn Quốc. Trong đó, thiết nghĩ vấn đề cấp thiết hơn cả và cần sự quan tâm nhiều hơn từ chính phủ và xã hội hai đất nước chính là vấn đề môi giới hôn nhân quốc tế giữa cô dâu Việt Nam với đàn ông Hàn Quốc. 

2. Vài nét về thực trạng môi giới kết hôn thương mại giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Hàn Quốc

   Từ vài năm trở lại đây, thỉnh thoảng báo chí Việt Nam và Hàn Quốc lại gây xôn xao dư luận của hai xã hội với những bài báo viết về những vụ việc đau lòng xảy ra đối với một số cô dâu Việt Nam bất hạnh trên xứ người. Cô dâu Việt Nam tự tử do không tìm được lối thoát cho mình trong cuộc hôn nhân với người chồng Hàn Quốc. Cô dâu Việt Nam bị chồng đánh đập tàn nhẫn đến chết… Trong suốt năm 2008, xã hội Việt Nam lẫn Hàn Quốc đều tỏ ra rất bất bình trước vụ việc cô dâu Việt Nam bị nhà chồng tước  đoạt quyền nuôi con, không cho cô  được tiếp xúc với hai  đứa con của mình ngay sau khi cô sinh xong. Và gần đây nhất là vụ việc cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc đã bị chồng, vốn là người có vấn đề về thần kinh, đâm chết vào ngày 8/7/2010 tại thành phố Busan.  

   Cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc và người chồng sát nhân

Mức độ nghiêm trọng từ những vụ việc đáng tiếc xảy ra trong đời sống cô dâu Việt Nam trên xứ Hàn như đã nêu trên cho thấy rằng đã đến lúc chính phủ và xã hội ở hai quốc gia cần phải quản lý nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề môi giới hôn nhân quốc tế, cũng như quan tâm sát sao hơn nữa để giải quyết nhiều hệ quả mang tính xã hội kéo theo từ các cuộc hôn nhân này.

Tháng 5 năm 2006, chính quyền Roh Muhyun chủ trương xây dựng Hàn Quốc thành một xã hội đa văn hóa, đa dân tộc. Với chủ trương này, chính phủ Hàn Quốc đảm nhận vai trò chính để truyền bá chủ nghĩa đa văn hóa và xem đây như một cách thức dễ dàng để giải quyết các vấn đề của tỉ lệ sinh thấp trong xã hội Hàn Quốc đang già hóa đi.

Những ngân sách lớn từ chính quyền trung ương và địa phương được trút vào việc thành lập các trung tâm đa văn hóa do chính phủ điều hành, cũng như việc tổ chức những sự kiện và chương trình  được gọi là đa văn hóa. Hầu hết các chính sách của chính phủ được lập ra dưới cái tên của chủ nghĩa  đa văn hóa nhằm mục  đích cung cấp những chương trình như các lớp dy tiếng Hàn hay các lớp dạy văn hóa Hàn Quốc để giúp những người nhập cư hòa nhập vào xã hội Hàn Quốc. Theo những chính sách đi từ trên  xuống này, chỉ sau một thời gian ngắn, thuật ngữ “chủ nghĩa đa văn hóa” nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc và trở thành câu nói cửa miệng đối với mỗi người  dân Hàn Quốc. Trong khi chủ nghĩa đa văn hóa do chính phủ Hàn Quốc chỉ đạo ngày  một lan rộng khắp xã hội Hàn Quốc thì vấn đề môi giới hôn nhân thương mại hóa dần bị lu mờ đi trong sự quan tâm của người dân. Rõ ràng những chính sách từ chính phủ Hàn Quốc vô hình trung đã góp phần thúc đẩy các hoạt động môi giới hôn nhân phát triển rầm rộ lên.

  Ở Việt Nam, từ tước khi làn sóng Hallyu xâm nhập vào, vấn đề kết hôn di cư cũng đã được đề cập nhiều xuất phát từ những tiêu cực trong trào lưu kết hôn của phụ nữ Việt với chồng Đài Loan. Nhưng từ sau đó, cùng với việc tiếp nhận ảnh hưởng của Hallyu và hoạt động mạnh mẽ của các công ty môi giới hôn nhân quốc tế, số phụ nữ Việt đăng kí kết hôn với đàn ông Hàn Quốc càng nhiều. Kể từ sau khi số cặp kết hôn Việt Nam – Hàn Quốc vượt quá con số 1000 vào năm 2003, những năm sau  đó, xu hướng kết hôn với đàn ông Hàn Quốc đã tăng lên rất nhanh. Tính cho đến gần cuối năm 2007, tổng số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn đã lên tới con số 20,523 người.

   Bảng 1: Hiện trạng phụ nữ nước ngoài kết hôn quốc tế ở Hàn Quốc (2007  

  2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Phụ nữ
nước ngoài
7.304 10.006 11.017 19.214 25.594 31.180 30.208 29.140
Trung
Quốc 
3.586 7.001   7.041 13.373 18.527 20.635 14.608 14.526
Việt Nam 95 134 476 1.403 2.462 5.822 10.131 6.611
Campuchia * * * 19 72 157 394 1.804
Nhật 1.131 976 959 1.242 1.224 1.255 1.484 1.665
Philipines 1.358 510 850 944 964 997 1.157 1.531
Mông Cổ      77 118 195 318 504 561 594 745
Thái Lan     270 185 330 346 326 270 273   531
Mỹ  235 265 267 323 344 285 334 377
Khác 552 817 899 1.246 1.171 1.198 1.233 1.350

   Trên thực tế, con số này ám chỉ không ít những hiện tượng tiêu cực xung quanh vấn đề kết hôn quốc tế này. Trước hết đó là vấn đề các công ty môi giới hôn nhân. Hoạt động môi giới hôn nhân ở Việt Nam được xem là phạm pháp, nhưng các công ty này bằng đủ mọi hoạt động trá hình đã thiết lập nhiều đường dây để dụ dỗ các cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. Các công ty này chủ yếu đánh  động vào sự ngây thơ, cả tin của các cô gái nông thôn chỉ muốn lấy chồng với hi vọng đổi đời để có thể giúp đỡ gia đình sau khi kết hôn… Trong khi đó, ở Hàn Quốc, các hoạt động quảng cáo, môi giới kết hôn này lại tự do phát triển mạnh mẽ, phụ nữ Việt Nam và cả những phụ nữ nước ngoài trở thành những món hàng để những người đàn ông Hàn Quốc đong đếm, lựa chọn về làm “vợ”. Tính chất thương mại hóa được thể hiện rõ trong quá trình những người đàn ông Hàn Quốc “xem hàng” (các cô gái Việt Nam) để lựa chọn và sau đó là trả tiền lo thủ tục cưới xin cùng tiền hoa hồng cho phía môi giới.
Đầu năm 2006, sau khi Nhật báo Chosun đăng bài viết về thực trạng cô dâu Việt lấy  chồng Hàn với cái nhìn vô cảm, bảo vệ cho các công ty môi giới và xúc phạm đến  quyền chân dung của phụ nữ Việt Nam, các du học sinh Việt Nam đã tập trung biểu tình trước tòa soạn báo Chosun yêu cầu tòa soạn phải nhận lỗi trước hành động sai trái của mình, đồng thời nhóm biểu tình cũng đề nghị xóa bỏ các bảng quảng cáo về cô dâu Việt Nam cũng như cô dâu những nước khác lấy chồng người Hàn. Cuộc biểu tình này đã đạt được những thành công nhất định, người dân hai nước, đặc biệt là người  dân Việt Nam đã có những quan tâm sâu sắc hơn đến vấn đề nhân quyền của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

     3. Hậu quả xã hội trong hôn nhân quốc tế thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 
Được thực hiện một cách chóng vánh theo tính chất thương mại hóa nên các cuộc hôn nhân quốc tế giữa phụ nữ Việt Nam và  đàn ông Hàn Quốc hầu hết  đều không xây dựng trên một  điều kiện cần cốt lõi cho một cuộc hôn nhân là tình yêu thương và sự thông hiểu lẫn nhau. Tổng lượng thời gian tiếp xúc của những cặp vợ chồng này tính từ lúc gặp nhau trong buổi xem mặt cho đến khi cô dâu Việt Nam đặt chân  đến Hàn Quốc cũng chỉ không quá vài ngày. Khoảng thời gian để các cô dâu chuẩn bị học tập tiếng Hàn chỉ độ một tháng. Trong điều kiện như vậy, rõ ràng chúng ta có thể thấy trở ngại lớn nhất trong đời sống của người con dâu Việt Nam trong gia đình Hàn Quốc là bất đồng về ngôn ngữ và kém hiểu biết văn hóa. Những câu chuyện đáng tiếc đã xảy ra như báo chí đã đưa tin có thể xem là những minh chứng thuyết phục cho điều này.

Tác giả bài viết này đã từng đứng lớp để dạy những hiểu biết cơ bản