Năm 2012, Báo cáo đánh giá về việc các nguồn lực và cơ hội được phân bổ cho nam giới và phụ nữ như thế nào ở 135 nước, đại diện cho 93% dân số thế giới. Khoảng cách giới được đo ở 4 lĩnh vực với các chỉ tiêu gồm:Tham gia và cơ hội trong lĩnh vực kinh tế thể hiện quamức lương, sự tham gia vào lực lượng lao động và số lao động qua đào tạo;Giáo dục thể hiện mức độ tiếp cận giáo dục cơ bản và giáo dục bậc cao; Tăng quyền trong chính trị trong tham gia vào các cơ cấu ra quyết định; Y tế và sự sống còn với mức tuổi thọ và tỷ số giới tính.

Theo các chỉ tiêu này, chỉ số Khoảng cách giới được thể hiện từ 0,00 (bất bình đẳng) đến 1,00 (bình đẳng). Chỉ số càng gần 1 thì khoảng cách giới càng nhỏ. Các sô liệu trong báo cáo được lấy từ nguồn thông tin thống kê của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế, Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới.

Báo cáo Khoảng cách Giới Toàn cầu 2012 cho thấy khoảng cách giới vẫn còn ở tất cả các khu vực trên thế giới. Dựa vào số liệu trong 7 năm liên tục của 111 nước được báo cáo từ khi bắt đầu thực hiện sáng kiến này, phần lớn các nước tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế nhưng đã có những tiến bộ trong việc làm giảm khoảng cách giới. Theo đó, Iceland tiếp tục là nước đứng thứ nhất và là nước trong 4 năm liên tục dẫn đầu trong giảm khoảng cách giới. Phần Lan đã vượt qua Na Uy để đứng thứ 2. Điều đáng mừng là năm 2012 có 82 trong số 132 nước đã có những tiến bộ trong giảm khoảng cách giới so với năm 2011.

Bên cạnh đó, các chỉ số cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa khoảng cách giới của một nước với khả năng cạnh tranh, thu nhập và sự phát triển của nước đó (Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng phát hành Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu hàng năm). Do năng lực cạnh tranh của một nước phụ thuộc vào nguồn nhân lực, kỹ năng, học vấn và năng suất của lực lượng lao động và vì phụ nữ chiếm một nửa dân số nên khả năng cạnh tranh lâu dài của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào việc phụ nữ được đào tạo và được phát huy hết tiềm lực của mình.

Thứ tự xếp hạng trong Báo cáo Khoảng cách Giới Toàn cầu cho thấy, 10 nước đầu trong bảng xếp hạng là: Iceland, Phần Lan, Na Uy,Thuỵ Điển, Ireland, New Zealand, Đan Mạch, Philippines, Nicaragua và Thuỵ Điển. 10 nước cuối trong bảng xếp hạng là:Yemen, Pakistan, Chad, Syria, Ả rập Xê-út, Bờ biển Ngà, Ma rốc, Ma Li, I ran, Ai Cập. Các nước ASEAN được xếp hạng: Philippines (thứ 8), Singapore (thứ 55), Thái Lan (thứ 65), Việt Nam (thứ 66), Timor Leste (thứ 68), Brunei (thứ 75), Indonesia (thứ 97), Malaysia (thứ 100), Campuchia (thứ 103).

Việt Nam tự hào khi được đứng ở vị trí thứ 66 trong bảng xếp hạng của Báo cáo, cao hơn Trung Quốc (69) và Nhật Bản (101). Chỉ số Khoảng cách giới năm 2012 của Việt Nam là 0,678. Nếu tính riêng từng lĩnh vực thì Việt Nam đứng thứ 44 trong lĩnh vực kinh tế, 78 trong lĩnh vực tăng quyền trong chính trị,95 trong lĩnh vực giáo dục, 130 trong lĩnh vực y tế và sự sống còn.

Nhìn vào chỉ số khoảng cách giới trong từng lĩnh vực, chúng ta thấy còn cần phải nỗ lực nhiều hơn trong lĩnh vực tăng quyền trong chính trị (chỉ số 0,125 của Việt Nam so với chỉ số trung bình các nước là 0,195). Trong lĩnh vực kinh tế, chỉ số khoảng cách giới của Việt Nam cao hơn mức trung bình (0,71 so với mức chung là 0,599).

Năm 2012, Việt Nam đã vượt 13 bậc để xếp hạng 66 và được Báo cáo đánh giá sự tiến bộ của Việt Nam là đáng chú ý nhất trong khu vực. Con số tăng hạng này chủ yếu là nhờ tăng tỷ lệ sinh viên học cao đẳng, đại học và tỷ lệ nữ bộ trưởng. Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam (Mất cân bằng giới tính khi sinh cũng là lý do làm cho Trung quốc bị xếp hạng 132/135 trong lĩnh vực Y tế và sự sống còn).

Bảng xếp hạng Khoảng cách giới của Việt Nam trong những năm qua:

Năm/số nước được xếp hạng

Điểm chung

Tham gia kinh tế

Tham gia học tập

Y tế và sự sống còn

Tăng quyền trong chính trị

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

2012 (135 nước)

66

0.687

44

0.710

95

0.968

130

0.944

78

0.125

2011 (135 nước)

79

0.673

40

0.711

104

0.926

130

0.946

72

0.111

2010 (134 nước)

72

0.678

33

0.721

106

0.924

127

0.947

72

0.118

2009 (134 nước)

71

0.680

25

0.735

108

0.897

97

0.970

72

0.118

2008 (130 nước)

68

0.678

24

0.729

106

0.894

92

0.970

67

0.118

2007 (128 nước)

42

0.689

11

0.745

103

0.892

91

0.970

42

0.148

Minh Hương dịch theo nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo Khoảng cách Giới Toàn cầu 2012. http://reports.weforum.org/global-gender-gap-report-2012/

                               Theo: http://hoilhpn.org.vn