/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Vì sao lao động nữ lại phải nghỉ hưu trước?
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, luật phải đảm bảo bình đẳng giới và đề xuất tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ là 60. "Quy định như hiện nay chúng ta lãng phí chất xám do nhiều cán bộ giỏi, được đào tạo bài bản, còn sức khỏe nhưng hết tuổi lao động. Nhiều người nói quy định tuổi nghỉ hưu như vậy thể hiện trách nhiệm với thế hệ trẻ, nếu vậy thì cả nam và nữ cùng có trách nhiệm chứ sao lao động nữ phải về hưu trước”- Bà An nói.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ nên cùng là 60. Tuy nhiên với nữ, nếu có nguyện vọng có thể nghỉ trước từ tuổi 55. “Nếu chốt tuổi 55 sẽ không phù hợp vì nhiều phụ nữ ngành y tế, làm khoa học có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội ở tuổi này”- Ông Nghĩa khẳng định.
ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) đồng tình, nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 tuổi. Theo ông Hà, hiện nay quy định về tuổi nghỉ hưu không bình đẳng giữa lao động nữ với nhau. Ví như, nữ giữ cương vị thứ trưởng trở lên thì được kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 60, còn từ cấp vụ trưởng trở xuống là không được.
ĐB Đinh Xuân Thảo bày tỏ, không thể chỉ bằng một thông báo của Bộ Nội vụ mà tuổi nghỉ hưu khác nhau giữa nữ giới giữ cương vị lãnh đạo và cấp dưới. Ông Thảo cho biết, nhiều nước quy định chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ. Đối với những ngành lao động nặng nhọc, nên giữ tuổi nghỉ hưu là 55.
Không nên hạn chế đình công
ĐB Trần Thanh Hải (TP HCM) cho rằng, người lao động chỉ đình công khi quyền, lợi ích của họ bị vi phạm. Trong nhiều trường hợp quyền, lợi ích gắn bó với nhau chặt chẽ. Thế nhưng, Luật lại tách quyền và lợi ích thành hai mảng khác nhau, và chỉ thừa nhận cho người lao động được đình công về lợi ích là không hợp lý.
Thực tế, do qui định về thủ tục đình công quá nhiều tầng nấc nên không có cuộc đình công nào có thể theo đúng trình tự, vi phạm luật. Đây là vấn đề cần xem xét.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN Trương Trọng Nghĩa nhìn nhận: So với bộ luật hiện hành, dự thảo có phần hạn chế quyền đình công của người lao động. Vì sao chỉ đình công về lợi ích của tập thể mới được coi là đình công hợp pháp trong khi tranh chấp về quyền lại không được coi là đình công? “Quy định như dự thảo là khiên cưỡng, chưa thuyết phục, bởi quyền cũng là lợi ích, không nên hạn chế như dự thảo”- ĐB Nghĩa kiến nghị.
Lương không đủ sống
Phó Giám đốc thường trực Sở LĐTB&XH TP HCM Lê Trọng Sang cho rằng: DN muốn tăng giờ làm thêm vì họ được lợi từ việc giảm chi phí (không phải đóng thêm BHXH, BHYT…), còn người lao động làm thêm vì lương thấp. Như vậy sẽ trái với mục tiêu tăng năng suất, giảm giờ làm, giảm cường độ cho người lao động. “Vì vậy để bảo vệ quyền lợi người lao động không nên tăng giờ làm mà giữ như qui định hiện hành”- ĐB Sang đề nghị.
Trong khi đó, ĐB Huỳnh Thành Lập (TPHCM) cho rằng, vấn đề mấu chốt ở đây là mức lương. Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động VN, hiện nay lương của người lao động chỉ đáp ứng được 60- 70% nhu cầu tối thiểu, “vậy phải khắc phục vấn đề này như thế nào trong luật”?- ĐB Lập đặt vấn đề.
Theo ông Lập, cần tính xem người lao động có thể làm thêm giờ ở mức độ nào là hợp lý, nhưng tối đa không nên quá 300 giờ/năm. Nếu lý giải rằng, người lao động muốn làm thêm giờ vì họ không có nhu cầu vui chơi, giải trí thì cần phải xem lại.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) có cách nhìn khác: “Làm thêm 200 giờ hay 360 giờ cần phải tiếp tục nghiên cứu để có cơ sở khoa học. Hiện nay giáo viên mầm non làm thêm giờ rất phổ biến, nếu không cho họ làm thêm thì thực tế sẽ rất khó khăn, cần phải tính toán, cân nhắc phù hợp với thực tiễn”.
Nhấn mạnh vấn đề lương, ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM) cho rằng, lương là giá cả sức lao động. Luật phải làm rõ, qui định lương thực trả đối với người lao động, bởi nếu chỉ qui định lương tối thiểu thì các DN sẽ vận dụng khác nhau và người lao động sẽ bị thiệt. Lương tối thiểu cần phải tính theo giờ, thay vì tình theo ngày như hiện nay, để tránh bất lợi cho người lao động khi đóng bảo hiểm.
ĐB Bùi Thị An tính toán, nếu tăng lương cơ bản lên 1,05 triệu đồng, một sinh viên ra trường nhà nước trả lương 2,7 triệu. Trong khi, chi phí chỗ ở mất 500 nghìn, tiền xe 300 nghìn thì chỉ còn 1,9 triệu/tháng làm sao sống nổi.
Chính phủ đề nghị không nâng tuổi nghỉ hưu của nữ giới Theo Tờ trình của Chính phủ, có hai ý kiến khác nhau về tuổi nghỉ hưu. Ý kiến thứ nhất đề nghị quyền hưởng lương hưu đối với người lao động giữ nguyên như hiện nay. Ý kiến thứ hai đề nghị cần nâng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là nữ giới để bảo đảm bình đẳng giới và giảm thiểu áp lực với quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chính phủ cho rằng, nghỉ hưu là quyền của người lao động. Do đó, khi lao động nữ đủ 55 tuổi và nam đủ 60 tuổi thì họ có quyền nghỉ hưu. |
Theo Nguồn: http://www.tienphong.vn