/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng – Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện có khoảng 500.000 lao động (LĐ) Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành, nghề khác nhau. Trong đó, NLĐ tại Đài Loan đứng đầu về lượng tiếp nhận, tiếp đến là Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Macau, Ả rập Xê út, Cộng hòa Síp… LĐ nữ làm việc trong ngành phục vụ cá nhân và xã hội chiếm 52,9%, công nghiệp 42,2%, nông nghiệp 1,10%, thủy sản 0,13%, còn lại là các ngành nghề khác.

Thực tế cho thấy, LĐ nữ đa phần xuất phát từ nông thôn, nghèo, không có tay nghề, trình độ học vấn thấp, kỷ luật LĐ chưa cao. Phần lớn các nơi tiếp nhận LĐ đều chưa có quy định riêng cho LĐ nữ, đặc biệt là đối tượng thuộc ngành dịch vụ xã hội, trong khi LĐ nữ Việt Nam chủ yếu làm trong ngành này. Vẫn còn hiện tượng LĐ nữ bị tổ chức không có chức năng đưa đi làm việc ở nước ngoài không đúng luật. Hiện nay, tại một số thị trường có nhu cầu lớn về LĐ nước ngoài, lại có chính sách nhập cảnh dễ dàng như Cộng hòa Síp, Macau đang xuất hiện tình trạng các cá nhân tự túc làm thủ tục đi. Khi đi theo “kênh” này, NLĐ nhiều khả năng gặp rủi ro như: bị lừa đảo, bị thu phí cao vượt mức quy định, vi phạm pháp luật nước sở tại, thậm chí bị xúc phạm nhân phẩm. Đặc biệt, đối với số LĐ nữ bỏ trốn thì nguy cơ càng cao hơn.

Tại Cộng hòa Síp, đang có khoảng 12.500 người Việt Nam, chủ yếu là nữ, làm giúp việc gia đình, trong đó có khoảng 2.000 người cư trú bất hợp pháp. Hầu hết họ có trình độ học vấn thấp, đi theo dạng tự phát (không có công ty phái cử)… Phía Síp cho rằng đang có dấu hiệu buôn người trong việc LĐ Việt Nam sang Síp nên tháng 2/2011, Ủy ban Việc làm và nhập cư của Síp đã quyết định tạm ngưng nhập khẩu LĐ Việt Nam trong lĩnh vực giúp việc gia đình.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu kiến nghị, để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro cho LĐ nữ tại nước ngoài, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước. Cụ thể: Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ, tăng cường cán bộ nữ cho các Ban quản lý LĐ Việt Nam ở nước ngoài, phổ biến rộng rãi thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng. Các cấp chính quyền địa phương, Hội LHPN cần nâng cao vai trò hoạt động của mình trong hoạt động giáo dục tuyên truyền…. Đối với doanh nghiệp hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải thương thảo và ký kết hợp đồng có đủ điều kiện đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ, phổ biến pháp luật về LĐ của Việt Nam và nước sở tại cho NLĐ.       

                                  Theo Nguồn: http://www.phunuonline.com.vn