/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Cơn mưa lúc nửa đêm khiến rừng cao su (Nông trường cao su Cẩm Mỹ – xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) ngập trong nước. Bất chấp cái lạnh tê người, tờ mờ sáng, trong các lô cao su đã thấp thoáng những chiếc áo xanh nhỏ bé. Vào nghề cạo mủ khi còn là thiếu nữ đôi mươi, nay chị Nguyễn Thị Lan đã ngấp nghé tứ tuần. Suốt ngày bên các lô cao su, chị không có nhiều cơ hội tìm hiểu, hẹn hò nên mãi đến năm 35 tuổi, qua mai mối, chị mới “bén duyên” với một anh thầy giáo. Khi con gái đầu hơn một tuổi, chồng chị bị tai nạn giao thông gãy cột sống, phải nằm bất động. Mỗi ngày chỉ ngủ bốn tiếng, thời giờ còn lại, chị Lan dốc sức cạo mủ cao su. Chị bộc bạch: “Nhà xa nên từ 12 giờ khuya, tôi phải dậy sửa soạn đi làm. Mỗi tháng cố lắm mới được 4-5 triệu đồng”.

Mỗi ngày, một người thợ cạo mủ được phân công cạo ba lô. Nếu là cao su già thì hơn 200 cây, còn cao su non khoảng 500 cây. Chị Giang tâm sự: “Nghề này mùa mưa cực lắm. Nhiều bữa đang ăn cơm mà trời mưa, phải bỏ cơm chạy đi trút mủ. Mưa lớn, mủ trôi hết coi như mất cả buổi cạo”. Chị thật thà: “Muốn vào đây làm thì lo mà có người yêu trước đi, không là ế nhăn. Cả tuần không có ngày nghỉ, thời gian đâu mà hẹn hò yêu đương”.


Đường 764 thuộc xã Xuân Mỹ, là một con đường nhựa ngoằn ngoèo nằm lọt thỏm giữa rừng cao su bạt ngàn. Không có đèn đường nên khoảng 5 giờ chiều, cả con đường chìm trong bóng tối. Nhiều vụ cướp giật đã xảy ra trên đoạn đường
vắng này.

Một nữ CN trẻ cho biết: “Em nghe kể, từng có CN nữ đi cạo mủ đêm bị hiếp dâm. Một lần, em đi làm lúc một giờ khuya đã bị hai thanh niên chạy xe áp sát. May có một tốp CN nam đến “giải cứu”. Từ đó, em luôn rủ bốn-năm chị đi chung”. Thấy tôi dựng xe bên ngoài rìa lô cao su, anh CN tên Duyên vội vã nói: “Coi chừng mất xe. Tuần trước, anh trai tôi mải cạo mủ, lát sau quay ra, xe đã không cánh mà bay. CN đi cạo mủ mà đeo dây chuyền cũng bị giật. Ở đây có bảo vệ trực nhưng không ăn thua”.

Quần áo lấm lem đất đỏ, chị Hải (thâm niên 15 năm cạo mủ) cho biết, chị bắt đầu công việc từ một giờ đêm và kết thúc lúc bốn giờ chiều, chỉ nghỉ một chút để ăn cơm trưa. “Sao không cạo ban ngày cho khỏe?”, nghe tôi hỏi, chị cười: “Lô cao su này trồng năm 1982, già rồi. Càng lên cao phải nối cây càng dài, có khi đục đến gần ngọn cây, cao cả chục mét. Suốt buổi cứ ngẩng mặt lên như vậy, làm ban ngày, có mặt trời chói mắt lắm, phải làm thêm cả đêm mới đạt sản lượng”. “Đêm tối sao thấy đường mà cạo?”. Chị Hải cười chỉ vào cái đèn pin: “Đội cái này lên đầu, ngửa cổ lên vậy nè. Đội không quen mỏi cổ lắm”. Cây đục dùng cạo mủ của chị đang dùng đã dài xấp xỉ 8m.

Sau lưng cột chiếc giỏ nhỏ đựng mủ bèo, các chị không quên gắn thêm một cây nhang trừ muỗi. Chị Thanh Tâm chua chát: “Muỗi nhiều lắm, nhưng không đáng sợ bằng gặp rắn hổ mang, rắn lục. Nhiều khi mải cạo mủ, rít bò vào ống quần lúc nào không hay. Hôm qua có chị bị rít cắn, khóc cả buổi”. Cầm cây đục cạo mủ lâu dần khiến da tay các chị chai sạn, sần sùi. Ngửa bàn tay đỏ ửng, chị Minh Thu thật thà: “Lương theo sản lượng nên phải cố làm. Không ít người vì hoàn cảnh mà liều lấy trộm mủ, bị bảo vệ phát hiện là công ty đuổi việc ngay”.

                           Theo Nguồn: http://www.phunuonline.com.vn