Thực tế cho thấy, sinh viên tiềm năng thường đăng ký vào những trường có tên tuổi với sự đa dạng và phù hợp về ngành học. Chính vì vậy, các trường đại học mới tham gia vào công tác đào tạo đại học hoặc khối các trường tư thường gặp khó khăn và lúng túng trong hoạt động tuyển sinh. Các trường nói trên thường học hỏi lại kinh nghiệm tuyển sinh từ các trường đi trước mà có thể chưa thấy sự khác biệt được tạo ra bởi nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sinh viên tiềm năng trong quá trình ra quyết định đăng ký chọn trường.

Học viện Phụ nữ Việt Nam là một trong những trường đại học mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo bậc đại học vào cuối tháng 3 năm 2013, với 2 chuyên ngành: Công tác xã hội và Quản trị kinh doanh. Nhận thức được vị trí của mình với những bước đi đầu tiên còn nhiều khó khăn và thách thức, lãnh đạo Học viện cùng toàn thể cán bộ, giảng viên đều hiểu rằng: nếu không chủ động thay đổi phương thức tiếp cận sinh viên tiềm năng theo hướng tích cực thì những bước đi tiếp theo sẽ không có nhiều giá trị một khi số lượng sinh viên đầu vào không đạt được chỉ tiêu đề ra. Vì vậy, nghiên cứu về “Xây dựng phương thức tiếp cận sinh viên tiềm năng của Học viện Phụ nữ Việt Nam” trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.  

Khoa Quản trị kinh doanh của Học viện đã được Hội đồng Khoa học và Ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện nghiên cứu nói trên. Kết quả nghiên cứu được Hội đồng thẩm định, nghiệm thu đánh giá cao bởi tính khoa học và ứng dụng thực tế. Sau đây là những nội dung chính của nghiên cứu.

1. Phạm vi về không gian và đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tác động tới quá trình ra quyết định chọn trường để đăng ký thi tuyển hoặc xét tuyển và phương thức tiếp cận mà sinh viên tiềm năng cho rằng có tác động tích cực tới quá trình nói trên. Mẫu nghiên cứu tập trung vào sinh viên năm thứ nhất: với đối tượng xét tuyển tại 3 trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Thanh thiếu niên và Đại học Lao động Xã hội (mẫu 313 phiếu); và xét tuyển tại 3 trường: Học viện Thanh thiếu niên, Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Lao động xã hội (mẫu 131 phiếu).

Nghiên cứu tập trung xem xét và phân tích quá trình ra quyết định chọn trường đại học của sinh viên tiềm năng ở 2 giai đoạn chính: giai đoạn So sánh và giai đoạn Ra quyết định cuối cùng.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản, trong đó nổi bật là phương pháp hồi tưởng trong tâm lý học, cùng các phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính và hồi qui tương quan trong định lượng.

Nghiên cứu đã tuân thủ đúng các qui trình căn bản trong nghiên cứu khoa học: tổng quan tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết và hình thành mô hình nghiên cứu, phỏng vấn sâu (một số cán bộ đào tạo, học sinh phổ thông, sinh viên năm thứ nhất) để xác định thêm các yếu tố trong thực tế; xây dựng bảng hỏi và triển khai khảo sát thực tế, làm sạch và xử lý số liệu định lượng (phần mềm SPSS 17.0 và SmartPLS 2.0), điều chỉnh mô hình, diễn giải và bình luận về kết quả và đề xuất giải pháp.

3. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu tổng quát:

Mô hình nghiên cứu tổng quát được xây dựng trên cơ sở các lý thuyết sau:

– Lý thuyết về hành vi ra quyết định của khách hàng cá nhân: lý thuyết này được các học giả đề cập đến trong các nghiên cứu của Kotler và Fox (1995) về hành vi mua hàng của khách hàng tiêu dùng. Áp dụng cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, các nghiên cứu của Foskett và Hesketh (1997), Ball và cộng sự (2000) và White (2007) tiếp cận dưới góc độ xã hội và giáo dục; nghiên cứu của Galotti (1995) tiếp cận dưới góc độ tâm lý; nghiên cứu của Vrontis và cộng sự (2007) tập trung vào các vấn đề kinh tế – xã hội. Mặc dù tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, nhưng  các nghiên cứu nói trên đếu sử dụng mô hình ra quyết định của sinh viên tiềm năng qua 5 bước: (1) Phát sinh nhu cầu; (2) Thu thập thông tin; (3) So sánh, đánh giá; (4) Ra quyết định lựa chọn; (5) Đánh giá sau lựa chọn.

Xem xét thực tế các giai đoạn trong qui trình ra quyết định chọn trường đại học của sinh viên tiềm năng, có thể nhận thấy rằng:

+Giai đoạn phát sinh nhu cầu và giai đoạn thu thập thông tin:là 2 giai đoạn có khoảng thời gian rất dài vì có thể từ khi còn rất nhỏ, học viên tiềm năng đã có thể có những thông tin từ các nguồn khác nhau và quá trình định hướng, quyết định còn xảy ra rất nhiều. Hơn thế nữa, rất khó để xác định thời điểm kết thúc của mỗi một trong 2 giai đoạn này.

+ Giai đoạn so sánh, đánh giá và giai đoạn ra quyết định:đây là 2 giai đoạn quan trọng nhất để biến chuyển từ học viên có nhu cầu trở thành học viên tiềm năng và cuối cùng là quyết định lựa chọn trường. Hai giai đoạn này thường xảy ra vào thời kỳ học viên chuẩn bị nộp hồ sơ đăng ký thi (đối với thi tuyển) và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (đối với xét tuyển). Vì vậy, giai đoạn để so sánh, đánh giá và thời điểm ra quyết định là rất gần nhau và có thể xác định được.

+Giai đoạn hậu đánh giá:diễn ra với sinh viên đã theo học tại trường và khi đó, đối tượng này không còn là sinh viên tiềm năng mà trường hướng tới nữa. Việc cần làm lúc này là làm sao duy trì và đảm bảo sinh viên cảm thấy hài lòng với chất lượng đào tạo để họ không rời bỏ sang tổ chức đào tạo khác ở những năm tiếp theo.

Vì những lý do trên, nghiên cứu giới hạn lại phạm vi về nội dung nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào 2 giai đoạn chính trong qui trình ra quyết định chọn trường là: Giai đoạn So sánh, đánh giá và Giai đoạn Ra quyết định cuối cùng.

– Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến hành vi ra quyết định của sinh viên tiềm năng: có rất nhiều lý thuyết, nghiên cứu khác nhau chỉ ra mối quan hệ của các yếu tố đến hành vi ra quyết định của sinh viên tiềm năng. Nổi bật lên là các nghiên cứu của Chapman D.W (1981), Marvin J.Burns (2006), Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009). Những nghiên cứu nói trên đã chỉ ra những yếu tố tác động,:

       + Nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân:mong đợi, năng lực và đánh giá cơ hội việc làm;

       + Nhóm các yếu tố thuộc về gia đình, người thân và bạn bè:bố mẹ, bạn bè, thầy cô;

+ Nhóm các yếu tố thuộc về hình ảnh của trường:vị trí của trường, chương trình học, danh tiếng của trường, cơ sở vật chất, tài chính, cơ hội trúng tuyển

Việc nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tới 2 giai đoạn ra quyết định sẽ cho thấy mối liên hệ và mức độ liên hệ làm cơ sở để định hướng tiếp cận của các phương thức tới những yếu tố có ý nghĩa quyết định, từ đó lựa chọn phương thức tiếp cận hiệu quả trong từng giai đoạn.

Do đó, mô hình nghiên cứu tổng quát được đề xuất như sau:

4. Kết quả nghiên cứu

Sau khi tiến hành khảo sát, dữ liệu nghiên cứu được xử lý qua các bước: làm sạch, điều chỉnh mô hình, đánh giá độ tin cậy của thang đo (qua các chỉ số Cronbach’s Alpha, CR), phân tích nhân tố khám phá (KMO, hệ số tải loading), phân tích hồi qui tương quan đa biến.

Kết quả có được với hai nhóm đối tượng như sau:

– Nhóm xét tuyển:

Tác động của các nhân tố và mức độ tác động, cũng như ý nghĩa thống kê của các tác động được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 1. Mức độ tác động và thứ tự ưu tiên tác động đến hành vi Đối tượng: XÉT TUYỂN

Giả thuyết

Tác động

Mức độ tác động

t-value

Thứ tự tác động

Mức ý nghĩa thống kê

GIAI ĐOẠN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ

1

Sự phù hợp của ngành đào tạo với cá nhân-> So sánh

0,247

2,186

1

95%

2

Các yếu tố thuộc về hình ảnh trường->                 So sánh

0,157

1,374

3

Không có ý nghĩa thống kê

3

Các yếu tố tài chính và khả năng trúng tuyển-> So sánh

0,234

2,155

2

95%

GIAI ĐOẠN RA QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG

4

Sự phù hợp của ngành đào tạo với cá nhân-> Ra quyết định

0,251

2,044

2

95%

5

Các yếu tố thuộc về hình ảnh trường->              Ra quyết định

0,214

2,063

3

95%

6

Các yếu tố tài chính -> Ra quyết định

0,106

0,969

4

Không có ý nghĩa thống kê

7

Các yếu tố thuộc về xã hội và gia đình ->

Ra quyết định

0,345

3,342

1

99%

Ghi chú: với t-value >2,56, có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 99%;

         1,96< t-value <2,56, có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%

Kết quả trên cho thấy, ở mỗi giai đoạn có 1 yếu tố không cho thấy có giá trị thống kê hồi qui tương quan với biến phụ thuộc vì có giá trị t-value <1,96, lần lượt là: Các yếu tố thuộc về hình ảnh trường(1,374) Các yếu tố tài chính (0,969).Điều này có thể được lý giải như sau:

+ “Các yếu tố thuộc về hình ảnh của trường”: không tác động có ý nghĩa thống kê trong phân tích hồi qui vì với đối tượng là sinh viên xét tuyển ở giai đoạn so sánh, đánh giá, họ không thực sự quan tâm nhiều đến hình ảnh của trường; hoặc nguyên nhân có thể đến từ các trường xét tuyển chưa thực sự tạo ra được hình ảnh cần thiết để có thể tác động có ý nghĩa đến việc sinh viên so sánh, đánh giá với các trường khác.

+ “Các yếu tố tài chính”: không tác động có ý nghĩa thống kê trong phân tích hồi qui vì ở giai đoạn ra quyết định. Điều này có thể được lý giải bởi nguyên nhân là sinh viên xét tuyển khi đã so sánh, đánh giá rồi nộp hồ sơ và được báo trúng tuyển, họ không thực sự quan tâm đến vấn đề tài chính, cụ thể là học phí hay các ưu đãi của trường để từ bỏ quyết định đã được cân nhắc.

Ở mỗi giai đoạn, thứ tự ưu tiên của các nhân tố như sau:

+Giai đoạn So sánh, đánh giá:sự tác động của cả hai yếu tố Sự phù hợp của ngành đào tạo với cá nhân”“Các yếu tố tài chính và khả năng trúng tuyển” đều có mức tác động không quá khác biệt với mức tác động tương ứng lần lượt là: 2,186 và 2,155 (đều có ý nghĩa thống kê ở mức 95%). Như vậy, trong giai đoạn này, việc ưu tiên các phương thức tác động tới yếu tố nào là không quá quan trọng.

+Giai đoạn ra quyết định cuối cùng:sự tác động của các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, cùng với mức tác động tương ứng như sau: (1) Các yếu tố thuộc về xã hội và gia đình (0,345); (2) Sự phù hợp của ngành đào tạo với cá nhân (0,251); và (3) Các yếu tố thuộc về hình ảnh của trường (0,214). 

– Nhóm thi tuyển:

Xem xét mức độ tác động và ý nghĩa thống kê của các yếu tố, có thể thấy chỉ có duy nhất yếu tố “Các yếu tố thuộc về xã hội và gia đình” là không có ý nghĩa thống kê do giá trị t-value = 0,373 < 1,96 (Xem bảng dưới đây). Điều này có thể được giải thích: đối với sinh viên thi tuyển thì ở giai đoạn so sánh, lựa chọn trường để nộp hồ sơ nguyện vọng 1, sự tác động của gia đình, người thân và bạn bè không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, sự tác động này có thể thay đổi khi ở giai đoạn ra quyết định đăng ký nguyện vọng 1 ở trường nào.   

Bảng 2. Mức độ tác động và thứ tự ưu tiên tác động đến hành vi  Đối tượng: THI TUYỂN

Giả thuyết

Tác động

Mức độ tác động

t-value

Thứ tự tác động

Mức ý nghĩa thống kê

GIAI ĐOẠN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ

1

Sự phù hợp của ngành đào tạo với cá nhân    -> So sánh

0,214

1,644

2

95%

2

Các yếu tố thuộc về xã hội và gia đình     ->                 So sánh

0,036

0,373

4

Không có ý nghĩa thống kê

3

Các yếu tố tài chính và chương trình, khả năng trúng tuyến trường   -> So sánh

0,427

4,087

1

99%

4

Các yếu tố thuộc về hình ảnh trường       ->                So sánh

0,118

1,969

3

95%

<p style="text-align: justif

Bài viết liên quan

Với mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, Học viện Phụ nữ Việt Nam thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho viên chức, người lao động. Chiều ngày 18/9, Học viện đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Anh dành riêng cho 20 viên chức, người lao động thuộc nhiều đơn vị khác nhau trong Học viện. Khóa học kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 với sự tham gia giảng dạy của chuyên gia người nước ngoài, hứa hẹn mang lại những kỹ năng cần thiết giúp các cán bộ viên chức không chỉ tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh mà còn có thể ứng dụng ngôn ngữ này trong các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy.
Tết Trung thu, ngày hội đoàn viên truyền thống của người Việt Nam luôn mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gia đình và cộng đồng. Được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch, đây không chỉ là dịp trẻ em háo hức đón nhận những chiếc lồng đèn lung linh và những chiếc bánh trung thu ngọt ngào mà còn là thời điểm mọi người gửi gắm tình yêu thương và sự quan tâm đến nhau. Thế nhưng, trong mùa Trung thu 2024 này, nhiều gia đình ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là những người dân ở các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi), không thể đón Trung thu trong niềm vui trọn vẹn. Những thiệt hại về vật chất, tinh thần vô cùng lớn từ cơn bão đã khiến họ phải đối mặt với nhiều mất mát và khó khăn. Không chỉ vậy, biết bao gia đình bị thiếu hụt, biết bao trẻ em không bao giờ được cầm trên tay chiếc đèn ông sao lấp lánh trong dịp Tết trung thu nữa.
Sau khi cơn bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương miền Bắc, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã nhanh chóng phát động phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào và các thành viên trong học viện. Chỉ trong vòng một ngày, tổng số tiền quyên góp được đã lên đến hơn 200 triệu đồng. Trong đó số tiền quyên góp từ viên chức, người lao động là hơn 160 triệu đồng và số tiền quyên góp từ sinh viên là 50 triệu đồng. Đây là kết quả của sự đồng lòng từ viên chức, người lao động và sinh viên Học viện, thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ chia với cộng đồng trước khó khăn.