Chủ trì Hội thảo là Phó Bí thư Đảng ủy, Ths. Nguyễn Thị Kim Khánh. Đại diện Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam có đồng chí Ths. Hà Thị Thanh Vân – Phó Giám đốc Học viện. Tham dự Hội thảo là các Ban chi ủy của ba chi bộ và toàn thể các đảng viên, quần chúng thuộc các chi bộ Tổ chức Hành chính, chi bộ Đào tạo và chi bộ Viện Nghiên cứu.
Phát biểu khai mạc Hội thảo,đồng chí Phó bí thư Đảng ủy Học viện Nguyễn Thị Kim Khánh nêu rõ tầm quan trọng của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TƯ 8 khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục- đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đối với nền giáo dục-đào tạo của đất nước nói chung và với sự phát triển của Học viện Phụ nữ Việt Nam nói riêng. Hội thảo không chỉ quán triệtđịnh hướng của Đảng về nhiệm vụ -giải pháp để tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dânmà còn vận dụng phù hợp vào thực tiễn việc đổi mới công tác Đào tạo- Nghiên cứu phục vụ đào tao và công tác Quản lý đào tạo của Học viện Phụ nữ Việt Nam trong thời gian tới đây. Đây là việc cấp thiết vì Học viện Phụ nữ Việt Nam làcơ sở đào tạo vừa được nâng cấp từ quy mô trường trung cấp lên đại học, chúng ta vừa có thuận lợi, cơ hội vừa có những thách thức, cản trở từ nhận thức đến điều kiện mọi mặt.
Hội thảo là cơ hội để các khoa, phòng, Trung tâm và Viện Nghiên cứu thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam rà soát, nhận thức thực trạng và các nguyên nhân tồn tại của công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nhằm hướng đến các đề xuất, giải pháp,định hướng nâng cao chất lượng công việc của từng bộ phận. Hội thảo chính là cơ hội để các bộ phận cùng nhìn nhận về từng đầu mối công việc để có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động chung của Học viện.
Nội dung chính của Hội thảo là thảo luận các vấn đề xung quanh 04 tham luận: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phục vụ đào tạo, nghiên cứu của chi bộ Tổ chức Hành chính. Nâng cao chất lượng đào tạo Đại học; Đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN Việt Nam của Chi bộ Đào tạo; Nâng cao chất lượng nghiên cứu phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng của Chi bộ Viện Nghiên cứu.
Các tham luận đã tập trung nêu thực trạng từng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu và tổ chức hành chính từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế đồng thời nâng cao chất lượng công việc đáp ứng nhu cầu đổi mới, hội nhập của Học viện. Hội thảo cũng đã dành một thời lượng lớn để các đại biểu tham dự trình bày ý kiến xung quanh các vấn đề: Tại sao phải đổi mới quản lý giáo dục đại học?Các giải pháp để đổi mới quản lý giáo dục đại học, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng… và các giải pháp để quảng bá hình ảnh Học viện, giải pháp cải tiến quá trình dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng của Học viện.
Phát biểu tại Hội thảo, đại diện Ban Giám đốc, đồng chí Hà Thị Thanh Vân – Phó Giám đốc Học viện đã biểu dương tinh thần thực tế trong cách nhìn nhận vấn đề và sáng tạo trong khâu khắc phục hạn chế, tồn tại trong các tham luận đã báo cáo. Phó Giám đốc khẳng định,phát triển quy mô đào tạo phải đi đôi với việc đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạođại học và bồi dưỡng cán bộ Hội. Đổi mới quản lí dạy, học, nghiên cứu khoa học, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo là khâu đột phá trong từng đơn vịtừ đó góp phần chung tay xây dựng Học viện Phụ nữ Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và vững chắc.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Ths. Nguyễn Thị Kim Khánhnhấn mạnh đây là một Hội thảo có ý nghĩa thiết thực, nhằm thực tế hóa mục tiêu đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng hoạt động của Học viện. Thông qua Hội thảo này, các đơn vị cần xác định điểm mạnh, tiềm năng để tiếp tục phát huy đồng thời hạn chế những điểm yếu và thách thức. Các đơn vị chuyên môn cần có sự phối hợp chặt chẽ để hiệu quả công việc chung được đảm bảo. Đồng chí cũng nhấn mạnh vai trò hạt nhân tiên phong của các Ban chi ủy, các cán bộ đảng viên trong phát huy vai trò của bản thân, xây dựng khối đoàn kết, tổng lực sức mạnh tiềm năng của Học viện để góp phần xây dựng và khẳng định vị thế, hình ảnh và uy tín của Học viện Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, thách thức mới đòi hỏi sự đồng lòng, quyết tâm, sáng tạo và đóng góp nhiều hơn của từng cá nhân cán bộ, đảng viên và quần chúng ở mỗi vị trí công việc cho Học viện Phụ nữ Việt Nam.