Với sự tham gia của đội ngũ giảng viên cấp quốc gia nhằm hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho đội ngũ giảng viên cấp tỉnh trong quá trình giảng dạy tại các lớp tập huấn về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ cấp xã  và thôn. Bản thân tôi, sau khi tham gia đợt hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện ớp tập huấn và đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng có lồng ghép giới thuộc xã Quang Húc, Huyện Tam Nông, Phú Thọ, tôi đã rút ra được thực trạng về tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng dưới lăng kính giớiđánh giá công tác quản lý, phòng chống rủi ro thiên tai tại xã Quang Húc như sau:

Quang Húc là một xã miền núi của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, địa hình bị chia cắt thành hai khu vực khu A và khu B hai bên bờ con sông Bứa chảy qua, giao thông từ khu A sang khu B chưa có cầu xây kiên cố, mới chỉ có cầu phao giúp bà con qua lại bằng xe đạp, xe máy. Điều kiện đi lại sinh hoạt gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa bão do cầu phao bị cắt. Vì vậy rất khó khăn trong công tác PCLB. Về cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm y tế, trụ sở làm việc đã được đầu tư xây dựng cơ bản, bước đầu đáp ứng nhu cầu phục vụ cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức xã hội. Về phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội:mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự  quyết tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, sự phối hợp của Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể, sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, Kinh tế – Văn hóa – Xã hội được duy trì và phát triển, an ninh chính trị – trật tự  và an toàn xã hội được ổn định và giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

1.     Tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng trước các loại hình thiên tai

Tình hình dân số và phân bổ dân cư:Toàn xã có 915 hộ trong đó có 103 hộ nghèo với số khẩu là 4016 người, số người trong độ tuổi lao động là 1259 người. Đối tượng dễ bị tổn thương gồm: người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai, nuôi con dưới 12 tháng chiếm khá đông (theo biểu dưới)

Dân số

Xã Quang Húc

Tổng

Nam

Nữ

Số hộ

915

 

 

Số khẩu

4016

2070

1946

Số hộ nghèo

103

 

 

Độ tuổi lao động

1260

602

658

Đối tượng dễ bị tổn thương:

– Người cao tuổi

464

160

304

– Trẻ em:

+ Tiểu học: 241 học sinh

+ THCS: 218 học sinh

+ Độ tuổi Mầm non: 237 cháu

696

 

 

– Người khuyết tật

69

15

54

– Phụ nữ có thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi

115

 

115

– Người bị bệnh hiểm nghèo

09

 

09

Toàn xã có tổng số 915 hộ trong đó có 103 hộ nghèo; Tổng số các đối tượng dễ bị tổn thương là 1351 người  bao gồm: trẻ em là 696 cháu (trong đó, 340 là trẻ em gái- 356 là trẻ em trai) người già 464 người, người khuyết tật 69 người, phụ nữ mang thai và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là 115 người, người bị bệnh hiểm nghèo là 09 người. Đây là nhóm những đối tượng mà địa phương cần thường xuyên quan tâm, đặc biệt trong phòng chống thiên tai, địa phương cần xây dựng phương án di dời, hỗ trợ, giúp đỡ, động viên các đối tượng này khi cần thiết trong 3 giai đoạn trước- trong- sau thiên tai.

Phân bổ dân cư: Toàn xã có 9 khu hành chính được chia làm 2 khu là Khu B (gồm có khu 4,5,6,7,8,9) và khu B (gồm có khu 1,2,3) với số hộ, số khẩu và số lượng các đối tượng dễ bị tổn thương phân bổ tại 9 khu hành chính như sau:      

TT

Khu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ nghèo

Đối tượng dễ bị tổn thuơng

Người cao tuổi

Trẻ em dưới 6tuổi

Người

khuyết tật

Phụ nữ

Có thai

nuôicon nhỏ<12th

Người bệnh hiểm nghèo

1

Khu 1

123

496

10

36

37

11

13

2

2

Khu 2

122

559

12

76

45

10

20

 

3

Khu 3

134

592

9

87

47

12

18

 

4

Khu 4

64

317

8

49

33

4

17

 

5

Khu 5

107

508

18

70

42

8

11

2

6

Khu 6

102

417

14

59

29

9

5

2

7

Khu 7

94

499

12

47

43

3

13

1

8

Khu 8

85

335

10

24

25

7

10

1

9

Khu 9

84

293

10

16

22

5

8

1

 

Tổng

915

4016

103

464

323

69

115

09

Với thực trạng nhóm dễ bị tổn thươngnêu trên, mỗi khu dân cư đều cần có đội ứng cứu tại chỗ để hỗ trợkịp thời cho các nhóm này.

 

Việc sử dụng đất, nước, rừng (tài nguyên thiên nhiên): Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 731,29 ha, trong đó:

+ Đất thổ cư (đất ONT):          31,5 ha

+ Đất nông nghiệp:        486,19 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 198,71ha

+ Đất chưa sử dụng:       45,57ha.

Là vùng nằm ven sông Bứa, đất đai phần lớn là đất phù sa nên thích hợp cho trồng cây ngô và các loại cây màu khác, ngoài ra diện tích mặt nước lớn (97,0 ha) thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Về sản xuất trên địa bàn xã người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Diện tích hoa màu chủ yếu nằm ở khu vực đất thấp ngoài đê như Soi Cây Sung, Trà Lau, Hậu Sinh, Soi Công, Đồng Lốc, Soi Ngô, soi Non…, một số vùng trũng thấp trong đê như Khu Nhà Cầu, Khu Trầm Gon, Múc Mưa, Đầm Ao Voi, Cầu Đá, Đồng Đọ trũng, Tề trũng, Dõng, Đồng Ngà… , rất dễ bị ngập úng khi mưa lớn xảy ra gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Các lồng cá của các hộ nuôi trồng thuỷ sản nằm chủ yếu trên sông Bứa nên có nguy cơ bị thiệt hại vào mùa mưa lũ. Các khu vực Soi Cây Sung, Láng, Soi Non, Hậu Sinh, đầu Soi Công, Vộc Vồi có nguy cơ sạt lở đất gây mất đất canh tác. Hiện tượng ngập úng dẫn đến nhiều diện tích gieo trồng lúa chỉ trồng được 1 vụ, diện tích đất soi bãi thường xuyên bị ngập úng vào mùa lũ, một số diện tích canh tác lại ở vị trí cao, hệ thống tưới khó lên nên thường bị thiếu nước về mùa khô dẫn đến mất mùa hoặc giảm năng xuất cây trồng, ảnh hưởng đến chăn nuôi; làm giảm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ngoài ra ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nhất là những đối tượng dễ bị tổn thương.

Một số cơ sở hạ tầng thiết yếu khác của xã:

       Trường mầm non ở hai khu A và khu B: Là 2 khu nhà cấp 4 với 08 phòng học, tổng sức chứa là 250 cháu. Trường có 08 lớp với  237 cháu và 17 cán bộ, giáo viên. Trường tiểu học ở hai khu A và khu B: Trường khu A có 2 dãy nhà hai tầng kiên cố, có 16 phòng học với sức chứa 320 người; Trường khu B nhà cấp 4 có 5 phòng với sức chứa 90 người. Trường có  13  lớp với 241 học sinh và 22 cán bộ, giáo viên. Trường THCS ở Khu A có 03 dãy nhà hai tầng kiên cố với 28 phòng, sức chứa 240 người và 01 dãy nhà cấp 4 với 3 phòng, sức chứa 80 người. Trường có  08  lớp với  218 học sinh và 20 cán bộ, giáo viên. Nhìn chung cơ sở hạ tầng của các trường học đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và học tập của các cháu học sinh. Trường mầm non, trường tiểu học của Khu A dễ bị ngập vì ở địa thế thấp, trũng.

       Xã hiện có 01 trạm y tế nhà cấp 4 có 5 phòng làm việc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho khoảng 30 người. Trạm y tế đã xuống cấp và thiếu phòng làm việc, thiếu trang thiết bị khám chữa bệnh cho cộng đồng. Hiện tại xã đang xây dựng trạm y tế mới kiên cố và