Thực hành môn học Công tác xã hội cá nhân và nhóm của sinh viên ngành Công tác xã hội tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
Công tác xã hội được hình thành và phát triển với xuất phát điểm là những hoạt động mang tính tự phát, cùng với các hoạt động của tổ chức tôn giáo các hoạt động công tác xã hội cũng dần có những thay đổi và mang tính tổ chức cao hơn. Phát triển song song với sự phát triển của xã hội hiện nay, công tác xã hội đang thực hiện tốt vai trò kết nối của mình để từ đó có thể hỗ trợ tốt nhất, bao phủ rộng nhất đến tất cả các nhóm người yếu thế trong xã hội. Ở Việt Nam, công tác xã hội được manh nha từ cuối thập kỷ 40 và khởi xướng bằng những hoạt động của của hội chữ thập đỏ. Trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau công tác xã hội của Việt Nam đang ngày càng chuyên nghiệp và dần ngang tầm với các ngành khác và công tác xã hội trên thế giới. Trong những năm gần đây, công tác xã hội đã có những bước tiến quan trọng mang tính đột phá cao và được ghi nhận bằng các sự kiện: Năm 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mã ngành đào tạo công tác xã hội, ngày 25/5/2010 Chính Phủ phê duyệt Đề án 32 – Đề án phát triển nghề Công tác xã hội, tháng 8/2010 Bộ nội vụ ban hành chức danh mã số các ngạch viên chức công tác xã hội. Hiện nay, công tác xã hội đã hoàn thiện về mặt thể chế và khẳng định được tính chuyên nghiệp của mình trong xã hội. Hiện nay, có khoảng hơn 40 trường đại học, cao đẳng trong cả nước đào tạo ngành Công tác xã hội. Đây là một thuận lợi và là điều kiện cần thiết để phát triển ngành Công tác xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này đặt ra một thách thức về chất lượng đầu ra của sinh viên ngành Công tác xã hội để có thể cạnh tranh và có một vị trí việc làm phù hợp, có thể cống hiến nhiều nhất cho xã hội, cho sự công bằng và bình đẳng của con người.
Học viện Phụ nữ đạt giải Ba tại cuộc thi ‘Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ do TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức
‘Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ là cuộc thi đã và đang được phát động rộng rãi trong tất cả các đơn vị, ban ngành trên cả nước. Thực hiện văn bản hướng dẫn số 07/HD- ĐCT của Đoàn Chủ tịch Hội LHPNVN ngày 16/3/2015, Công đoàn Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phát động cuộc thi và thu được những kết quả rất khả quan.Tất cả các bài dự thi của học viện đều viết đúng chủ đề, nội dung quy định và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, thể lệ của cuộc thi. Hầu hết các bài đều được biên soạn khá công phu, đẹp về hình thức, được đầu tư công sức, trí tuệ, trả lời đầy đủ, có chất lượng đối với các câu hỏi dự thi.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần tham gia nhiệt tình, trách nhiệm, công đoàn Học viện là 1 trong 6 đơn vị đạt giải trong 17 đơn vị tham gia cuộc thi thuộc cơ quan trung ương Hội. Đạt giải Nhất là ban Gia đình Xã hội, Ban Tổ chức cán bộ và ban Luật pháp Chính sách đạt giải Nhì. Học viện Phụ nữ Việt Nam đạt giải ba cùng với Văn Phòng TW Hội, Ban Dân tộc Tôn giáo. Ngoài ra Học viện phụ nữ Việt Nam cũng là đơn vị đạt nhiều giải nhất trong số 6 đơn vị được giải.
Tọa đàm: Nữ giới lãnh đạo trong hệ thống chính trị: Niềm tin và sự lựa chọn của người dân
Sáng ngày 12/5/2015, tại Văn phòng Quốc hội, Ủy ban về các vấn đề xã hội, Quốc hội Khóa XIII đã tổ chức Tọa đàm chuyên gia về kết quả nghiên cứu Nữ giới lãnh đạo trong hệ thống chính trị: Niềm tin và sự lựa chọn của công chúng. Mục đích của Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu, được thực hiện bởi tổ chức OXFAM; trao đổi các biện pháp nhằm khuyến khích sự thay đổi trong cảm nhận và hành vi của công chúng đối với việc nữ giới tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
Đại biểu tham gia tọa đàm tích cực thảo luận các vấn đề liên quan đến kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị; đưa ra cho nhóm nghiên cứu nhiều lời khuyên bổ ích nhằm phân tích rõ hơn một số phát hiện nghiên cứu và có các khuyến nghị rõ ràng, phù hợp hơn. Đại diện nhóm nghiên cứu của Oxfam, chị Ngô Thị Thu Hà – Trưởng nhóm cám ơn các đại biểu tham dự tọa đàm đã đưa ra các ý kiến góp ý xác đáng và có chất lượng. Nhóm nghiên cứu xin tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa báo cáo nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị sát với thực tế, góp phần thúc đẩy nữ giới lãnh đạo trong hệ thống chính trị.