Hội thảo: Chia sẻ kinh nghiệm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào

Trong khuôn khổ lớp bồi dưỡng cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, ngày  13/11/2017, tại Học viện Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào do tiến sĩ Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã đề cập đến nội hàm của việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền không chỉ dừng lại ở việc góp ý, bao trùm cả 3 khía cạnh lập pháp, hành pháp và tư pháp với những công việc cụ thể, trong đó, để có thể đạt hiệu quả cao, kinh nghiệm cần tiếp tục phát huy là nâng cao năng lực cho đại diện Hội tham gia trong các cơ chế chính thức của Đảng và Nhà nước và đổi mới phương pháp thực hiện, trong đó phát huy vai trò chủ thể phụ nữ giữ vai trò quan trọng. Trong quá trình tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền không thể không quan tâm đến khía cạnh bảo đảm bình đẳng giới…

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Kỉ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Kỉ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng ngày 20/11/2017, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm ngày Hiến chương Nhà giáo.

 TS. Trần Quang Tiến đã đọc diễn văn ôn lại lịch sử ra đời của ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế và Việt Nam. Đồng chí cũng đã nhấn mạnh: Hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức trong bối cảnh kinh tế – xã hội ở Việt Nam và thế giới có những biến đổi nhanh chóng và tác động sâu sắc đến tư tưởng, hành động của tất cả mọi người, trong đó có các thầy cô giáo và sinh viên Học viện, nhưng thầy và trò Học viện vẫn đạt được những kết quả rất tích cực, trên tất cả các mặt công tác trong năm học 2016-2017 và học kỳ I năm học 2017-2018. Thay mặt Ban Giám đốc, TS. Trần Quang Tiến mong muốn các thầy, cô giáo của Học viện luôn giữ được niềm đam mê, luôn cảm thấy hạnh phúc khi được giảng dạy; đồng thời cũng đề nghị các thầy, cô sẽ nỗ lực cùng với đội ngũ quản lý, viên chức và người lao động để đưa Học viện ngày càng phát triển, tạo ra một môi trường làm việc để mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi đến làm việc, học tập tại đây.

Giới thiệu Hội thảo “Giới trong phát triển kinh tế bền vững” 

Bình đẳng giới là trung tâm của sự phát triển kinh tế và nguồn nhân lực. Vấn đề “Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ: Tạo cơ hội bình đẳng trong công việc” đã được chọn làm chủ đề chính tại Hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) diễn ra vào tháng 5 năm 2017 tại Mông Cổ. “Giới trong phát triển kinh tế bền vững” cũng là chủ đề chính của hội thảo khoa học sẽ được diễn ra vào ngày 23/11/2017 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam.Hội thảo sẽ có sự tham gia của các đại biểu đến từ TW Hội LHPN Việt Nam, Viện Khoa học Lao động và xã hội, Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Đại học Công đoàn, Đại học Ngoại thương…các nhà khoa học, các học giả, giảng viên, nghiên cứu viên sinh viên tại các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu và Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Với những góc nhìn, nghiên cứu đa chiều, hội thảo sẽ trao đổi về các vấn đề: Lao động và việc làm: Tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ nhằm thúc đẩy bình đẳng giới; Khoảng cách giới trong hoạt động doanh nghiệp, một số vấn đề pháp luật và thực tiễn; Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế và văn hóa trong môi trường kinh doanh đến tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ; Các chiều cạnh giới của vấn đề người Việt Nam đi lao động nước ngoài; Chính sách việc làm đối với lao động không được trả công ở khu vực Châu Á- TBD.

Phân hiệu tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 

Hòa chung trong không khí cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng ngày 20/11/2017, Phân hiệu Học viện phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2017) trang trọng và ấm áp.Ngày 20/11 là ngày tôn vinh những người thầy, người cô và là dịp để mọi thế hệ học trò bày tỏ lòng tri ân đặc biệt tới những người đã và đang miệt mài với sự nghiệp trồng người. Năm nay, với Phân hiệu, kỷ niệm ngày hiến chương các nhà giáo cũng là dịp để nhìn lại chặng đường 48 năm qua đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt và có đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và cán bộ nữ các tỉnh phía Nam, nhìn lại 1 năm nỗ lực thực tế của các thầy cô giáo và viên chức Phân hiệu tham gia đào tạo cử nhân ngành công tác xã hội hệ vừa học vừa làm, là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho việc thực hiện đào tạo đại học theo kế hoạch chiến lược phát triển Phân hiệu.

Báo Phụ nữ Việt Nam: Hội LHPNVN có 35.000 địa chỉ tin cậy hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực

Đó là những số liệu quan trọng được nêu ra trong Hội thảo khoa học “Giới trong Tăng trưởng bao trùm và Phát triển bền vững” do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 27/11 khi bàn về việc phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Nga, chuyên viên Vụ Bình đẳng giới, LĐ, TB&XH cho biết tại Việt Nam, theo nghiên cứu quốc gia của Tổng cục thống kê và LHQ năm 2010, 58% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong đời. Hơn 50% phụ nữ bị bạo lực không nói với bất cứ ai và 87% phụ nữ bị bạo hành thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công. Bên cạnh đó, năm 2016, đã có hơn 1.600 vụ xâm hại trẻ em, trong đó trẻ em gái chiếm 84% số nạn nhân. Cũng trong năm 2016, đã có 600 nạn nhân bị buôn bán, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái…Trong bài phát biểu “Giới và các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đến 2030”, TS. Vũ Phương Ly đến từ UN Women nhấn mạnh rằng cần giải quyết các vấn đề gốc rễ của nghèo đói và bất bình đẳng , yêu cầu mang tính toàn cầu về sự phát triển đem lại lợi ích cho tất cả mọi người để không để ai bị bỏ lại phía sau. Bên cạnh đó, mục tiêu riêng cho bình đẳng giới (SDG 5) cần được lồng ghép giới vào 16 các mục tiêu SDG còn lại. Với nghiên cứu “Hướng tới bình đẳng giới tại Việt Nam: Để tăng trưởng bao trùm có lợi cho phụ nữ”, chuyên gia Nguyễn Thùy Anh cho hay cần xem xét nền kinh tế thông qua lăng kính giới; cần giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong phân bổ tài sản, công việc nội trợ và chăm sóc không được trả lương của phụ nữ, khoảng cách về giới trong lao động, thu nhập; phúc lợi và mức sống đầy đủ cho mọi người là một mục tiêu trọng tâm của các chính sách kinh tế…