Nhân dịp kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1979 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều 4/3/2019, tại Đại học Y Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam tổ chức trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018 và Giao lưu các nhà khoa học nữ với sinh viên. Sự kiện nhằm biểu dương, tôn vinh các nhà khoa học nữ, khuyến khích phụ nữ Việt Nam tiếp tục phấn đấu, đóng góp cho sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam GS.TS. Nguyễn Thị Doan; Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cùng hơn 400 đại biểu đã tham dự Chương trình.
Tại lễ trao Giải, GS.TS Nguyễn Thị Doan đã dành thời gian ôn lại truyền thống hào hùng của phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Trong đó, bà nhấn mạnh: Vị vua nữ đầu tiên trên thế giới là Hai Bà Trưng của chúng ta; hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Khoa học nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một phụ nữ – tiến sỹ vật lý Hoàng Thị Nga…
GS.TS Nguyễn Thị Doan cho biết, Giải thưởng Kovalevskaia là giải thưởng cấp quốc gia đầu tiên dành cho các nhà khoa học nữ ở Việt Nam, mang tên nhà nữ toán học Nga thế kỷ XIX – Sophia Kovalevskaia. Đến nay, Việt Nam đã có 18 tập thể và 47 cá nhân các nhà khoa học nữ được trao Giải thưởng, thể hiện sự ghi nhận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên – lĩnh vực có vai trò then chốt trong nền kinh tế tri thức và vẫn thường được coi là thế mạnh của nam giới. “Các chị là những minh chứng cho đóng góp của phụ nữ trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên – lĩnh vực có vai trò then chốt trong nền kinh tế tri thức”.
Chúc mừng tập thể và cá nhân được nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018 (Tập thể nữ cán bộ Bộ môn Công nghệ Môi trường, Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội với thành tích nổi bật trong nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường và GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam về những thành tích đáng ghi nhận trong nghiên cứu chăn nuôi, thú y và thủy sản, với các kết quả nghiên cứu được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao), GS.TS Nguyễn Thị Doan cũng nhắc nhở: “Vui mừng với những thành tích đã đạt được nhưng chúng ta không thể và không được chủ quan trước sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi của trí tuệ nhân tạo, vừa là cơ hội nhưng cũng đặt ra thách thức về việc làm đối với phụ nữ nói chung và các nhà khoa học nữ nói riêng. “Tôi mong rằng tấm gương của những nhà khoa học nữ được vinh danh hôm nay và câu chuyện của các chị sẽ truyền cảm hứng và khơi dậy khát vọng vươn lên chinh phục đỉnh cao trong khoa học của các em nữ sinh viên và các em sẽ tiếp tục chứng tỏ rằng phụ nữ không phải là phái yếu trong bất cứ lĩnh vực nào, kể cả khoa học tự nhiên”.
Phát biểu tại Chương trình, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫnkhẳng định, Đảng taluôn nhấn mạnh quan điểm nhất quán đề cao vai trò của đội ngũ trí thức nói chung và vai trò của nữ trí thức nói riêng trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, từ đó quan tâm đề ra nhiều chính sách, đề án cụ thể nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trí thức, phát huy thế mạnh nguồn tiềm năng chất xám quý giá của đất nước.hìn lại tiến trình phát triển của dân tộc, có thể thấy rõ sự góp mặt của hàng chục triệu phụ nữ trên khắp mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó nữ trí thức là một lực lượng lao động trí óc, có trình độ học vấn cao, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. Đội ngũ nữ khoa học, trí thức đã từng bước trưởng thành. Tỷ lệ nữ thạc sỹ năm 2014 là 43%, nữ tiến sỹ và tiến sỹ khoa học là 21%; tỷ lệ nữ giáo sư, phó giáo sư giai đoạn 2012-2016 là 24,6%. Nhiều phụ nữ có công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc làm cơ sở hoạch định chính sách và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Nêu rõ, bình đẳng giới trong khoa học công nghệ không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà còn là của cả thế giới, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn chia sẻ, ở Việt Nam, bên cạnh việc phải đối mặt với những khó khăn chung như một số cơ chế chính sách còn thiếu nhạy cảm giới, cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu khoa học còn chưa hiện đại, đầy đủ, đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học nữ Việt Nam còn đứng trước không ít thách thức khá đặc thù. Đó là, quan niệm mang tính định kiến về trách nhiệm của phụ nữ đối với công việc gia đình, là rào cản khiến không ít các chị em phải nỗ lực gấp bội nếu muốn dành thời gian tương tự như nam giới cho công việc, cho niềm say mê nghiên cứu. Để có thể vượt qua những khó khăn, thách thức đó, ngoài sự nỗ lực tự thân của chính các nhà khoa học nữ, rất cần sự thay đổi trong nhận thức và ghi nhận của xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của các chị em. Trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục có các chính sách, quan tâm tạo điều kiện để phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ làm công tác nghiên cứu khoa học nói riêng tiếp tục phát huy tài năng, trí tuệ, không ngừng cống hiến, đóng góp cho sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ.
Trong bối cảnh cách mạng c��ng nghiệp lần thứ 4, khối ngành khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản đóng vai trò quan trọng để Việt Nam bắt kịp được các nước phát triển về mặt công nghệ, Chủ tịch UB TW MTTQ Việt Nam mong muốn các em sinh viên sẽ trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để vững vàng, đủ bản lĩnhtrước sự phát triển của khoa học trong khu vực và trên thế giới, từ đó có những đóng góp thiết thực thông qua các đề tài, công trình nghiên cứu, sáng kiến, phát minh sát với thực tiễn, góp phần vào sự phát triển khoa học công nghệ cũng như sự nghiệp bình đẳng giới. Đồng thời đề nghị Hội LHPN Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục sát cánh, đồng hành cùng với đội ngũ các nhà khoa học nữ để đề xuất với Đảng, Chính phủ những chính sách, cơ chế hiệu quả nhằm phát huy tối đa tiềm năng của mộtlực lượng trí thức quan trọng trong sự nghiệp khoa học và công nghệ của nước nhà.
Tại Chương trình, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho hội viên Hội Nữ trí thức Việt Nam được phong hàm Giáo sư/Phó Giáo sư năm 2017 và học vị Tiến sỹ trong nước năm 2017 và 2018.