Hội đồng trường phải thực quyền
Luật GDĐH sửa đổi (Luật 34) có một quy định đặc biệt được quan tâm, đó là những việc trước đây mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) hay bộ chủ quản chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp thì nay phân cho cơ sở ĐH thông qua cơ chế giao quyền cho hội đồng trường (HĐT). Như vậy, HĐT sẽ có thực quyền và là yếu tố cốt lõi để đẩy mạnh tự chủ GDĐH. Việc này được kỳ vọng sẽ nâng chất GDĐH Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, HĐT phải thực quyền, thì Luật 34 và Nghị định 99 mới đi vào cuộc sống. Hiện nhiều lý do mà HĐT tại nhiều cơ sở GDĐH chưa thực quyền nhưng tới đây tình trạng này cần chấm dứt.
GS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa, phát biểu tại hội nghị
Trên thực tế, việc triển khai HĐT đang còn nhiều vướng mắc. PGS Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho hay trường ĐH này hiện chưa có HĐT và đang chuẩn bị thực hiện theo đúng quy định. Theo PGS Diệu, trường tư thục có 3 thành phần gồm nhà đầu tư, thành viên trong trường (đại diện giảng viên và người lao động) và thành viên ngoài trường. Trong đó, nhà đầu tư quyết định đầu vào và thành viên ngoài trường cũng do hội nghị của nhà đầu tư quyết định. Tuy nhiên, theo PGS Diệu, trong hướng dẫn triển khai, cơ quan quản lý trực tiếp đương nhiên là thành viên ngoài trường trong HĐT, vậy có đúng?
Mời bạn đọc xem thêm nội dung chi tiết TẠI ĐÂY