Ngôi nhà quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Hoàng Trù, Nam Đàn, Nghệ An. Nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng khóc chào đời ngày 19/5/1890 và trải qua những năm tháng đầu đời cho đến 5 tuổi, trước khi theo cha vào kinh đô Huế.

Trưng bày chuyên đề ‘Hồ Chí Minh – Những nét phác họa chân dung’ được tổ chức tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 5/6/1911, với tên mới là Văn Ba, Nguyễn Tất Thành lên tàu Đô đốc L’Admiral Latouche Tréville rời cảng Sài Gòn để tới nước Pháp, khởi đầu hành trình tìm đường cứu nước.

Được sự giúp đỡ của Tổ chức quốc tế Cứu tế đỏ và luật sư F.H.Loseby, Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi nhà tù Hong Kong. Ngày 22/11/1933, Nguyễn Ái Quốc cải trang thành thương gia Trung Quốc giàu có lên tàu bí mật rời Hong Kong.

Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của bà Tống Khánh Linh, Nguyễn Ái Quốc đã liên lạc với Quốc tế Cộng Sản và đến Liên Xô an toàn. 

Bài viết liên quan

Đồng chí Vũ Thị Tâm – cựu sinh viên lớp K1 Công tác xã hội – đã vinh dự tham gia đội hình Khối quân nhạc nữ - Đoàn Nghi lễ quân đội trong lễ diễu binh lịch sử. Với bản lĩnh vững vàng, tinh thần kỷ luật cao và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, đồng chí Tâm cùng các nữ chiến sĩ khác đã thể hiện hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời đại mới: kiên cường, bản lĩnh nhưng cũng đầy duyên dáng và tự tin trong từng bước đi, từng giai điệu hùng tráng.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, lòng dân cả nước đang hướng về TP. Hồ Chí Minh – nơi sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Sáng 22/4/2025, tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, chương trình giao lưu nghệ thuật và tọa đàm “Bài ca thống nhất” đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động. Chương trình được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), do Đoàn Thanh niên Học viện phối hợp với các đơn vị thuộc Công an TP Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường nghệ thuật thực hiện.