Lịch sử nền Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Thanh niên số 1 ra ngày 21/6/1925, tại số nhà 13, đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Ngôi nhà số 13 đường Văn Minh cũng chính là trụ sở Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, báo được chuyển về nước bằng nhiều con đường bí mật và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
Từ khi Báo “Thanh niên” ra đời, báo chí Việt Nam đã giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Báo “Thanh niên” đã mở đầu cuộc cách mạng tư tưởng, đưa nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam.

Bác Hồ với các phóng viên báo đài. Ảnh tư liệu

Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 05/02/1985, lấy ngày 21/6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Ngày 21/6/2000, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.


📝Hoạt động báo chí, truyền thông tại Học viện Phụ nữ Việt Nam

Tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, công tác thông tin, tuyên truyền luôn được Đảng ủy, Ban Giám đốc chú trọng, quan tâm phát triển.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, ngày 13/11/2017 Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-HVPNVN của Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam và hoạt động theo Giấy phép xuất bản số 561/GP-BTTTT. Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam là đơn vị trực thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Ban Giám đốc Học viện trong việc quản lý, tổng hợp, phát triển, nâng cao hiệu quả công tác xuất bản Tạp chí theo quy định của Học viện, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Luật xuất bản, Luật Báo chí và các quy định khác của Nhà nước. 

Tạp chí ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Học viện và nâng tầm công tác nghiên cứu, thúc đẩy việc hiện thực hoá Kế hoạch chiến lược của Học viện đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tạp chí là diễn đàn trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học và liên kết đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

Tạp chí Khoa học, Học viện Phụ nữ Việt Nam xuất bản định kỳ 3 tháng/1kỳ

Tạp chí có đội ngũ cán bộ, biên tập viên, Hội đồng cố vấn, Hội đồng Biên tập có trình độ cao (100% có trình độ sau đại học), trong đó có 05 Giáo sư, 06 Phó Giáo sư, 03 tiến sĩ công tác ở môi trường học thuật trong và ngoài Học viện; có 03 Giáo sư, chuyên gia nước ngoài đang công tác tại trường đại học, các tổ chức uy tín của Canada, Mỹ, và Nga.
Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam đăng tải các bài viết tiếng Việt và tiếng Anh. Tạp chí có mã số ISSN 2615-9007, xuất bản định kỳ 3 tháng/1kỳ và có trang web điện tử http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn. Ngày 6/7/2022, Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước xét tính điểm khoa học ở 02 Hội đồng liên ngành Triết học – Chính trị học – Xã hội học (0.5 điểm) và ngành Kinh tế (0.25 điểm) kể từ năm 2022.
Công tác truyền thông trên cổng thông tin và các kênh truyền thông của Học viện cũng luôn được chú trọng. Đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của thời đại 4.0, Cổng thông tin điện tử của Học viện đã được thiết lập với địa chỉ: https://hvpnvn.edu.vn/
Cổng thông tin điện tử của Học viện Phụ nữ Việt Nam
 Cổng thông tin điện tử được triển khai theo mô hình multi site, cho phép toàn bộ thông tin trên cổng được quản trị tập trung và có khả năng kết nối từ trang chính tới các trang thành viên của Học viện do các Khoa, Viện quản lý. Giao diện chính của Cổng thông tin điện tử được thiết kế nhằm cung cấp cho người dùng tổng quan về Học viện cũng như công khai các thông tin mới nhất trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế của Học viện.
Ngoài ra, các dịch vụ như tuyển dụng, tuyển sinh… đều được cung cấp trực tuyến và kết nối trực tiếp với cổng thông tin điện tử. Qua đó, các ứng viên, thí sinh đều có thể dễ dàng theo dõi thông tin, trực tiếp khai báo, đăng ký hồ sơ thông qua hệ thống. Cổng thông tin điện tử Học viện cũng đóng vai trò tích hợp với tất cả các ứng dụng, dịch vụ nội bộ của Học viện trong hệ thống phần mềm chỉ đạo điều hành. Cán bộ, giảng viên cũng như sinh viên Học viện đều được cấp tài khoản định danh và chỉ cần đăng nhập một lần là có thể truy cập tất cả các phần mềm, dịch vụ trong phạm vi được cấp.
Các tin, bài, ảnh đăng tải trên Cổng thông tin luôn bám sát nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Học viện, phản ánh sinh động, kịp thời hoạt động của các đơn vị, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên.
Ngoài ra, Học viện cũng tập trung phát triển mạnh mẽ, đồng bộ hệ thống các kênh truyền thông mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Zalo, Youtube) nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu đa dạng của cộng đồng xã hội đối với Học viện. Năm 2020, trang fanpage chính thức của Học viện (https://www.facebook.com/Hocvienphunu/) được cấp tick xanh khẳng định khẳng định uy tín, tầm ảnh hưởng của Học viện đối với cộng đồng. Với biểu tượng tick xanh fanpage, Học viện Phụ nữ Việt Nam có thêm nhiều cơ hội lan tỏa thông tin, tăng lượng tương tác thúc đẩy sự thành công của các mục tiêu truyền thông đã đặt ra theo lộ trình. Không chỉ vậy, các kênh truyền thông trên mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Zalo của Học viện ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi, tương tác của người dùng.
Kênh truyền thông facebook chính thức của Học viện Phụ nữ Việt Nam
Đặc biệt, đóng góp không nhỏ vào sự lớn mạnh của công tác thông tin, truyền thông của Học viện nói riêng và xã hội nói chung là công tác đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện của Học viện Phụ nữ Việt Nam. Bắt đầu tuyển sinh từ năm 2017 với ba chuyên ngành đào tạo là Báo chí đa phương tiện, Thiết kế đa phương tiện, Truyền thông doanh nghiệp, tới nay, Học viện đã có 4 khóa sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện. Với phương châm Giáo dục Toàn diện, Chất lượng và Bình đẳng, hính ảnh, uy tín của Học viện Phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định, ngành Truyền thông đa phương tiện trở thành ngành học được quan tâm hàng đầu của thí sinh với mức điểm xét tuyển ngày càng cao. Đợt 1 năm 2024, bằng phương thức xét tuyển kết quả học tập THPT, mức điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện của ngành là 25,5 điểm. Với nguồn nhân lực đầu vào chất lượng, với đội ngũ giảng viên trình độ cao, chuyên môn và kinh nghiệm tốt, với cơ sở vật  được trang bị hiện đại, tối ưu hóa điều kiện thực hành, hàng năm, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã cung cấp một số lượng lớn cử nhân đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng, đặc thù phục vụ ngành báo chí, truyền thông. Theo số liệu khảo sát hàng năm, 85% sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện có việc làm đúng chuyên ngành tại các cơ quan, đơn vị báo chí truyền thông trên cả nước.
Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện kiến tập, thực tập và làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền hình
Công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo nhân lực báo chí, truyền thông tại Học viện đã và đang đóng góp những giá trị đặc biệt nhằm xây dựng hình ảnh, lan tỏa thương hiệu, khẳng định uy tín của Học viện Phụ nữ Việt Nam đối với cộng đồng xã hội.