Nhìn tổng quan và so sánh bảng xếp hạng của VNUR giữa các năm cho thấy: Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục giữ vững hai vị trí đầu trong suốt ba năm liên tiếp; Đại học Bách khoa Hà Nội tăng lên hạng 3, vượt qua hạng 4 của năm 2024; Đại học Kinh tế TP.HCM tiến lên vị trí thứ 4 từ hạng 6 năm trước; Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội lần đầu tiên bảo tàng trong top 10.

Bảng xếp hạng năm 2025 cũng cho thấy những thay đổi đáng chú ý khác bao gồm: 

👉 Học viện Phụ nữ Việt Nam là một trong 40 trường thuộc top 100 VNUR-2024 tiếp tục tăng hạng trong bảng VNUR-2025 với mức tăng từ 1 đến 30 bậc. 

👉 54 trường xuống hạng từ 1 đến 54 bậc.

👉 10 trường lần đầu gia nhập top 100 của VNUR-2025, trong đó, trường thăng hạng lớn nhất từ vị trí 118 lên hạng 57.

👉 10 trường trong top 100 VNUR-2024 bị loại khỏi danh sách năm 2025, chủ yếu nằm ở cuối bảng xếp hạng.

Hà Nội và TP.HCM tiếp tục là điểm nhấn với lượng lớn trường đứng vị trí cao. Số lượng các trường đại học công lập chiếm 83% trong top 100, trong khi các đại học tư thục chiếm 17%.

Học viện Phụ nữ Việt Nam đã thăng hạng từ vị trí 58 (năm 2024) lên vị trí 52 trong VNUR-2025, thể hiện sự nỗ lực vượt bậc trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất. 

💙 Chất lượng đào tạo: Học viện đã triển khai nhiều chương trình đào tạo đột phá, gắn kết lý thuyết và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động.

💙 Nghiên cứu khoa học: Đội ngũ giảng viên đã công bố 350 sản phẩm khoa học trong năm 2023-2024, bao gồm hàng chục công bố quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Học viện.

💙 Đội ngũ giảng viên: Với gần 250 viên chức, trong đó có 8 Phó Giáo sư và hơn 60 Tiến sĩ, Học viện đã tạo dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh, tận tâm và giàu kinh nghiệm.

💙 Cơ sở vật chất: Học viện không ngừng nâng cấp trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm việc khởi công mở rộng cơ sở tại Gia Lâm và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 31/12/2024.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tham quan phòng studio cùng giảng viên và sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam

Để tiếp tục nâng cao vị thế, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã đề ra mục tiêu, chiến lược tập trung vào các giải pháp:

💙 Nâng cao chất lượng đào tạo: Tiếp tục cập nhật chương trình giảng dạy, áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến và tăng cường liên kết với doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội thực hành và trải nghiệm thực tế.

💙 Thúc đẩy nghiên cứu khoa học: Khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu, tăng số lượng và chất lượng các công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế.

💙 Đầu tư cơ sở vật chất: Đẩy mạnh việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các cơ sở đào tạo, tạo môi trường học tập hiện đại và thuận lợi.

💙 Xây dựng đội ngũ giảng viên: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm cho giảng viên, đồng thời thu hút nhân tài từ các lĩnh vực khác nhau.

💙 Mở rộng hợp tác quốc tế: Mở rộng mạng lưới hợp tác với các trường đại học và tổ chức quốc tế, tạo cơ hội trao đổi học thuật và văn hóa cho giảng viên và sinh viên.

💙 Tăng cường phục vụ cộng đồng: Thúc đẩy các hoạt động gắn kết với cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển xã hội và nâng cao hình ảnh của Học viện.

Một số hoạt động vì cộng đồng của Học viện Phụ nữ Việt Nam năm 2024

Bảng xếp hạng VNUR không chỉ phản ánh sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học, mà còn là động lực quan trọng để khích lệch sự cạnh tranh lành mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục. Học viện Phụ nữ Việt Nam với những bước tiến đáng kể đã minh chứng khả năng đáp ứng những thách thức và khai thác tốt những cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế bằng tất cả tinh thần đoàn kết, quyết tâm và chiến lược phù hợp. Trong tương lai không xa, Học viện Phụ nữ Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục cải thiện thứ hạng, khẳng định vị thế cao hơn trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và quốc tế.