Các tổ chức tham gia::

Về phía Việt Nam: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS)

Về phía Canada: Khoa Xã hội học và Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Trường Đại học Tổng hợp Western Ontario (UWO), London, Ontario, Canada

Điều phối viên chính của dự án:

 TS. Danièle Bélanger (UWO Western, Canada); TS.Lê Bạch Dương (ISDS,  Vietnam), TS.Khuất Thu Hồng (ISDS, Vietnam).

Các nghiên cứu viên:

Về phía Việt Nam: Trần Giang Linh (ISDS); Nguyễn Thị Vân Anh (ISDS); Vũ Thị Thanh Nhàn A (ISDS); Vũ Thị Thanh Nhàn B (ISDS); Nhâm Thị Tuyết Thanh (ISDS); Nguyễn Phương Thảo (ISDS); Nguyễn Thị Văn (ISDS)

Các đối tác nước ngoài: Wang Hongzen (Trường Đại học Tổng hợp Sun Yat-sen, Đài Loan); Hye-Keung Lee (Trường Đại học Pan Chai, Hàn Quốc); Emiko Ochiai (Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản); Kayoko Ueno(Trường Đại học Tokushima, Nhật Bản)

Nghiên cứu việc di cư của phụ nữ (và nam giới) Việt Nam sang các nước Châu Á qua con đường lao động và kết hôn tạo ra các cơ hội và gây ra tổn thương cho người di cư, gia đình họ và cộng đồng như thế nào

Đặt vấn đề:

Các nghiên cứu sẵn có chỉ ra rằng ngày càng có nhiều người từ vùng nông thôn nghèo của Việt Nam di cư sang các nước Châu Á để làm việc hoặc kết hôn. Những người này rất dễ bị lừa gạt, lạm dụng và buôn bán. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận được rằng di cư quốc tế có thể thúc đẩy phát triển, chủ yếu là vì những dòng tiền và sản phẩm xã hội được gửi về nhà một cách ổn định. Phụ nữ chiếm đa số những người di cư và rất dễ gặp rủi ro vì hầu hết trong số họ sống biệt lập trong nhà (những người làm lao động giúp việc nhà hay ‘cô dâu’). Cần thêm nghiên cứu nhằm cải thiện trải nghiệm của những người di cư, quản lý các chương trình và cung cấp các thông tin về chính sách ở cả nước đi và nước đến.

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu việc di cư của phụ nữ (và nam giới) Việt Nam sang các nước Châu Á qua con đường lao động và kết hôn tạo ra các cơ hội và gây ra tổn thương cho người di cư, gia đình họ và cộng đồng như thế nào.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Xác định những khó khăn mà những phụ nữ di cư Việt Nam sang làm việc hoặc kết hôn ở các nước Châu Á gặp phải.
  2. Xem xét tác động của di cư đến đời sống kinh tế và xã hội của gia đình và cộng đồng.

    3.  Xem xét mối liên hệ giữa di cư để làm việc và kết hôn với nạn buôn bán người

Phương pháp nghiên cứu

  1. Tổng quan tài liệu về khung pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động và kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam và các nước có liên quan.
  2. Nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động và kết hôn với người nước ngoài từ quá trình tuyển chọn, đào tạo, đi lại, chuẩn bị, làm việc hoặc kết hôn và trở về: Phỏng vấn sâu người đi xuất khẩu lao động trở về, cô dâu lấy chồng nước ngoài và gia đình họ.
  3. Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư (kết hôn và làm việc) đối với người di cư, gia đình, và cộng đồng: Điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu

                                           Theo: http://www.isds.org.vn