Bối cảnh và Lý do

Ở một số nước châu Á, xu hướng thích con trai trở nên rất phổ biến, điều đó đã dẫn đến tỷ lệ tử vong ở bé gái sơ sinh tăng cao, và dẫn đến sự chênh lệch tỷ lệ giới tính trong một số khu vực của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các khu vực mới phát triển ở Nê-pan và Pakistan. Dư thừa nam giới trong nhiều khu vực dân cư, là kết quả của tình trạng sinh quá nhiều con trai từ năm 1980 chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến cả hai giới, trong các mối quan hệ tình cảm hay hôn nhân. Có bằng chứng chỉ ra rằng thiếu phụ nữ để kết hôn làm gia tăng tình trạng bạo hành phụ nữ, buôn bán, bắt cóc, cưỡng hôn…

Nghiên cứu này được thực hiện theo các điều tra quốc tế về nam giới và bình đẳng giới nhằm tìm hiểu thái độ của nam giới đối với sở thích con trai ở Việt Nam và Nê-pan. Điều tra quốc tế về nam giới và bình đẳng giới là một trong những điều tra toàn diện nhất về thái độ và hành vi của nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 49, về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, bao gồm sức khỏe sinh sản và tình dục, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bạo hành giới và sự tham gia của nam giới trong việc tham gia chăm sóc gia đình và các công việc trong cuộc sống gia đình.

Ảnh: Các em nhỏ ở xã Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Mục đích của dự án

Mục tiêu hàng đầu của cuộc điều tra này là thực hiện nghiên cứu ở Việt Nam, Nê-pan và Pakistan để có thể hiểu được các khía cạnh, bản chất, và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nam giới với sở thích con trai và vấn đề lựa chọn giới tính. Các mục tiêu cụ thể của dự án là:

  1. Đánh giá thái độ và hành vi của nam giới đối với hàng loạt các vấn đề có liên quan đến bình đẳng giới
  2. Đánh giá nhận thức và thái độ của nam giới đối với sở thích con trai và lựa chọn giới tính.
  3. Đánh giá nhận thức và thái độ của nam giới đối với các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới
  4. Tìm hiểu các yếu tố có thể giải thích sự thay đổi trong thái độ và hành vi của nam giới

Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) đã hỗ trợ kỹ thuật và điều phối dự án về việc triển khai thực hiện nghiên cứu, các công cụ điều tra, thực hiện các nghiên cứu định lượng tại Việt Nam và phân tích các kết quả nghiên cứu.

Cuộc điều tra đã được tiến hành tại Hưng Yên và Cần Thơ (đây là hai thành phố có tỷ lệ SRB cao nhất trong cả nước) trong tháng 8/2011 với tổng số mẫu là 1424 nam giới độ tuổi từ 18-49.
Son_2

Ảnh: Điều tra viên đang soát bảng hỏi

Theo: http://www.isds.org.vn