/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, bà Bo Bo Thị Phẩm, thôn Tà Nỉa, xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, đã sớm thoát ly gia đình, tham gia kháng chiến. Sau giải phóng bà trở về tham gia công tác hội phụ nữ huyện.

 Cuộc sống sau chiến tranh rất khó khăn, thiếu thốn. Không cam chịu cảnh đói nghèo, bà đã bắt tay vào xây dựng kinh tế gia đình, từng bước thoát khỏi khó khăn, vươn đến cuộc sống ấm no. Tận dụng nguồn nông sản sẵn có và diện tích đất vườn rộng khoảng 4 ha, cùng với số vốn gia đình tích góp được, bà Bo Bo Thị Phẩm đã tập trung nuôi heo, nuôi bò và trồng đào. Do chưa có kiến thức, nên ban đầu, việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và cả thất bại. Sau mỗi lần như thế, bà Phẩm có thêm kinh nghiệm chăm sóc đàn bò, heo. Theo bà, để vật nuôi phát triển tốt thì điều quan trọng trước hết là phải đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, hợp vệ sinh và không nên thả rong bừa bãi để tránh bệnh tật.

Mấy năm nay, đàn heo của gia đình bà Phẩm thường xuyên duy trì số lượng gần 20 con, đàn bò cũng trên dưới hai chục con. Ngoài chăn nuôi và trồng đào, sầu riêng, bà còn chú trọng mô hình kinh tế vườn rừng với diện tích khoảng 1,3 ha keo đang trong thời kỳ chăm sóc. Nhờ đó, mỗi năm gia đình bà thu nhập được khoảng 50 triệu đồng từ trồng trọt và chăn nuôi.

Thấu hiểu sự thiệt thòi và hạn chế của người ít chữ, nên bà luôn động viên, khích lệ các con của mình phải cố gắng học tập để sau này trở thành người có ích và tự vươn lên trong cuộc sống. Đến nay 3 người con lớn của bà đang tham gia công tác trong cơ quan Nhà nước, 3 người còn lại đang theo học tại các trường chuyên nghiệp trong tỉnh.

Nghỉ hưu sau hơn 10 năm công tác, ở tuổi 57, bà đã có thể dành trọn thời gian chăm lo cho gia đình và tập trung phát triển kinh tế. Bà dự định sẽ phát triển thêm đàn heo và đàn bò, mở rộng diện tích vườn rừng, trồng thêm một số loại cây ăn quả. Bà luôn quan niệm khi về hưu rồi mà còn sức khỏe thì phải tích cực làm kinh tế để làm giàu cho gia đình và để cho con cháu học tập tinh thần yêu lao động, tự vươn lên cải thiện cuộc sống.

                                        Theo Nguồn: http://vtv.vn

<w_LsdException Lo