Theo đó, Quyết định điều chỉnh một số chỉ tiêu, mục tiêu, giải pháp, phân công trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước.
Về mục tiêu, Quyết định đặt chỉ tiêu vào năm 2020, tỷ lệ biết chữ của nữ trong độ tuổi từ 15 – 60 đạt ngang bằng với nam (98%), trong đó tỷ lệ ở 14 tỉnh có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn đặt 94%, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 90%.
Phấn đấu hàng tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở tại các xã, phường, thị trấn vào năm 2020.
Đến năm 2020 ít nhất 50% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về tâm lý, pháp lý, được hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân của bạo lực gia đình và đạt 75% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Về giải pháp, Quyết định sửa đổi, bổ sung một số giải pháp chủ yếu để thực hiện Chiến lược. Cụ thể, có các giải pháp như: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước; bố trí ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và kinh phí cho các Chương trình mục tiêu, Đề án, Dự án có liên quan. Việc phân bổ nguồn vốn cần ưu tiên cho những ngành, vùng, khu vực có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo”.
Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện công tác quy hoạch gắn với công tác bố trí, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nữ cán bộ, công chức, viên chức vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp tại các cơ quan, tổ chức nhà nước với các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp khả thi; định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo và các cơ quan dân cử, đặc biệt đối với nữ lãnh đạo trẻ, nữ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số.
Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch về giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, độ tuổi, dân tộc ở các cấp học, bậc học.
Phát huy vai trò và tăng cườngtrách nhiệm ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đúng quy định về bình đẳng giới; ưu tiên lựa chọn nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định trong quy hoạch và bổ nhiệm vào chức danh, chức vụ để đảm bảo tỷ lệ nữ nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới”.
Cụ thể hóa một số chỉ tiêu của Chiến lược vào Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
Nghiên cứu, phát triển các mô hình cung cấp dịch vụ bình đẳng giới, trong đó tập trung tăng cường cơhội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế, thúcđẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong phát triển kinh tế.
Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch về giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, độ tuổi, dân tộcởcác cấp học, bậc học.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, khu vực, vùng miền; đẩy mạnh truyền thông về bình đẳng giới thông qua mạng lưới thông tin cơ sở…
Về tổ chức thực hiện, Quyết định bổ sung nhiệm vụ đối với Bộ LĐTB&XH, cụ thể: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết đánh giá Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 và đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn tới đảm bảo phù hợp với pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW) và các cam kết quốc tế có liên quan khác”. Giao trách nhiệm cho Bộ Công an: “Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống tội phạm buôn bán người, phòng, chống các hành vi bạo lực gia đình, các hành vi bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em”.