/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Trong quá trình cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Ngay từ những năm đầu thành lập Đảng, trong Án nghị quyết Trung ương toàn thể hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) về công tác phụ nữ vận động đã nhận định “Phải làm cho quần chúng phụ nữ lao khổ tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng của công nông, đó là điều cốt yếu nhất, nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh cách mạng của công nông thì sẽ không bao giờ đạt mục đích phụ nữ giải phóng được”.
Thấm nhuần quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, vì thế ngay từ những buổi đầu thành lập, Đảng đã khẳng định: trong một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến như Việt Nam, người phụ nữ chịu nhiều tầng áp bức (áp bức của thực dân, áp bức của phong kiến), lại thêm sự phân biệt đối xử “trọng nam khinh nữ”. Do vậy, con đường giải phóng phụ nữ không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1946) quan điểm bình đẳng nam nữ đã được ghi trong điều 9 “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện”, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng về quan điểm bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử nam – nữ. Các văn bản Hiến pháp tiếp theo (1959, 1980, 1992) đều kế thừa quan điểm bình đẳng nam – nữ có từ Hiến pháp 1946. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quyền bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam.
Khi nước nhà mới giành được độc lập, Việt Nam chưa hề có “phong trào nữ quyền” với các mục tiêu, đường lối như các phong trào nữ quyền của các nước phương Tây. Mặc dù vậy, người phụ nữ Việt Nam đã có được quyền công dân ngay sau khi đất nước được độc lập, trong đó có quyền bầu cử. Đây là một minh chứng hùng hồn cho thấy địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam có được sự bình đẳng với nam giới là nhờ thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đem lại.
Trong thời kỳ đất nước đổi mới, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong nghị quyết Đại hội Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Nhờ vậy, “Phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện. Bình đẳng giới ở Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ” (nghị quyết số 11-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, báo Nhân dân ngày 3-5-2007).
Trong báo cáo “Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam” (12-2006) được thực hiện bởi các nhà tài trợ như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada và Vụ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh; đã có những nhận xét rất tốt đẹp “Trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu nổi bật về cải thiện điều kiện sống của nhân dân và giảm chênh lệch giới”. Điều này là tiền đề quan trọng để phát triển con người, thúc đẩy bình đẳng giới “Những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới và đầu tư vào nguồn vốn con người đã đưa đất nước đứng hàng thứ 80 trên thế giới (trong tổng số 136 quốc gia) về chỉ số phát triển giới (GDI) và trở thành quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất trong xoá bỏ khoảng cách giới trong vòng 20 năm trở lại đây ở khu vực Đông Á, hơn nữa “Việt Nam được xem như một trong những nước tiến bộ hàng đầu về lĩnh vực bình đẳng giới”.
Có được thành tựu nổi bật này về bình đẳng giới ở nước ta, theo các nhà tài trợ điều này “Phản ánh nỗ lực đáng kể của đất nước trong xoá đói giảm nghèo và cam kết của Chính phủ tiến tới bình đẳng giới”. Đồng thời, các nhà tài trợ cũng dự báo và tin tưởng vào triển vọng của bình đẳng giới ở nước ta “Với việc các kế hoạch quốc gia khi xây dựng có chú ý đến vấn đề giới, chắc chắn vấn đề bình đẳng giới sẽ đạt được các bước tiến xa hơn nữa”.
Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào về bình đẳng giới ở nước ta, cũng nhận thấy một số vấn đề tồn tại trong quá trình đạt đến bình đẳng giới thực sự. Một trong những hạn chế đó, theo đánh giá của Bộ Chính trị trong nghị quyết số 11 –NQ/TƯ ngày 27-4-2007 về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là “Một bộ phận phụ nữ còn tự ty, an phận, chưa chủ động vươn lên”. Đây có thể xem là một “rào cản” quan trọng không kém các rào cản khác (ví dụ, về môi trường, về cơ chế) trên con đường bình đẳng giới, hãy cùng xem xét “rào cản” này.
Thực tiễn cho thấy, đúng là nhiều phụ nữ vẫn còn mặc cảm, tự ty. Những phụ nữ này thường có những suy nghĩ thiếu tin tưởng vào chính mình khi đứng trước nam giới, trong cuộc sống gia đình và trong hoạt động xã hội. Có thể xem đây là một “căn bệnh” có từ xã hội truyền thống, khi mà họ luôn cảm thấy “lép vế” trước nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Với sự mặc cảm, tự ty đó, những phụ nữ này đã tự kéo rào ngăn cản con đường phát triển của mình, cũng giống như chưa đánh đã thua vậy.
Với không ít phụ nữ, sự mặc cảm, tự ty là bạn đồng hành của sự an phận. Sự an phận này cũng có thể xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò giới trong gia đình và xã hội. Người phụ nữ an phận chấp nhận lùi về làm “hậu phương” cho chồng, con. Họ bằng lòng – với những lý do và mức độ khác nhau – với những gì đang có, cho dù đó là một thực tế buồn trong quan hệ giới. Mặc cảm, tự ty cũng có thể dẫn đến sự ỷ lại, buông xuôi, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác. Vì thế, cũng không có gì lạ, khi mà một bộ phận không nhỏ phụ nữ “không chủ động vươn lên”, vượt qua những trở ngại có thật và cả những “khó khăn ảo” để sánh vai cùng nam giới trên con đường phát triển.
Chủ tich Hồ Chí Minh, luôn quan tâm đến bình đẳng nam – nữ và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam, Người hiểu rất rõ những nhân tố tác động đến tâm lý mặc cảm, tự ty của phụ nữ. Trong bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo luật Hôn nhân và gia đình (10-10-1959), Người nhấn mạnh “Giải phóng người đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông”. Quan điểm này của Hồ Chí Minh cho thấy, để đạt được bình đẳng nam – nữ, quá trình này phải đồng thời thực hiện ở trên hai phương diện:
Thứ nhất, giải phóng người phụ nữ khỏi những ràng buộc của phong tục – tập quán lạc hậu, tạo điều kiện cho phụ nữ bước vào các lĩnh vực đời sống xã hội; và thứ hai, cần phải thay đổi nhận thức trong một nửa dân số xã hội là nam giới về vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Những nghiên cứu của các chuyên gia về giới cuối thế kỷ 20 đã cho thấy, để thực hiện được bình đẳng giới là một quá trình hai chiều: một là, tạo điều kiện cho phụ nữ bước chân ra khỏi ngôi nhà và tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị – xã hội; hai là, nam giới không chỉ làm tốt chức năng kinh tế mà cần phải trở về với ngôi nhà của mình (quan tâm đến các thành viên trong gia đình, chia sẻ công việc nội trợ với phụ nữ).
Quá trình hai chiều này cho thấy bên cạnh những vai trò hiện có thì cả phụ nữ và nam giới cần được bổ sung và tăng cường vai trò (phụ nữ có thêm vai trò hướng ngoại và nam giới có thêm vai trò hướng nội), có như vậy mới đạt được bình đẳng giới thực sự.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh một điều rất quan trọng, đó là để đạt được sự bình đẳng nam – nữ thì chính phụ nữ phải đấu tranh, phải tự vươn lên “các cô phải tự mình phấn đấu, đấu tranh chống cái tệ đó”.
Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, theo Hồ Chí Minh, thì phụ nữ Việt Nam “phải xoá bỏ cái tâm lý tự ty và ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập, phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị văn hoá, kỹ thuật”. Lãnh tụ Hồ Chí Minh hiểu rất rõ sức cản của những thói quen, quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức con người không dễ gì ngày một ngày hai có thể thay đổi. Vì vậy, trước khi “nhẹ bước tiên” đi vào cõi vĩnh hằng, trong di chúc để lại, Người vẫn dặn dò phụ nữ Việt Nam “Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”.
Để đạt được mục tiêu cao cả đó, điều quan trọng là chính bản thân phụ nữ không nên trông chờ, mong đợi người khác làm thay mình, mà phụ nữ phải đứng lên, tự mình đấu tranh giành lấy quyền lợi cho giới mình “Phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị cho mình mà phải tự cường, phải đấu tranh” (Hồ Chí Minh).
Theo Nguồn:
<w_LsdException Locked="false