Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách

Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản lý tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có. Lưu ý là nên liệt kê càng chi tiết càng tốt. Điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lí nhất.

Nguyên tắc 2: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng với các hạn mức, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt. Điều đó khiến bạn dễ chi tiêu quá trớn và cuốn vào các đợt “flash sale” mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của bạn với các khoản bội chi cần thanh toán.

Hạn chế việc sử dụng thẻ tín dụng (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc 3: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi

Khoản dự phòng ngoài chức năng giải quyết các rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm mà bạn có thể đầu tư sinh lời. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp và an toàn như gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy,…

Nguyên tắc 4: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân

Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài. Tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các con số sao cho phù hợp với bản thân nhất.