1. Kakeibo – Nghệ thuật quản lý và tích lũy tiền đỉnh cao của người Nhật

Kakeibo theo tiếng Nhật có nghĩa là sổ chi tiêu tài chính, được tạo ra bởi nữ nhà báo Hani Motoko (Nhật Bản) vào năm 1904. Với phương pháp này, bạn chỉ cần sử dụng bút và sổ tay để ghi chép chi tiết mọi hoạt động chi tiêu, tiết kiệm của mình thay vì dùng các phần mềm tính toán hiện đại.

Quản lý tài chính là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận và tính toán tỉ mỉ để có thể phân chia các khoản chi tiêu sao cho hợp lý, vừa đủ để tiêu dùng hàng ngày, vừa dư dả để tiết kiệm cho tương lai.

 

Phương pháp Kakeibo đặc biệt ở chỗ bạn sẽ phải viết tay tất cả khoản thu chi của mình để bản thân có thêm thời gian để suy ngẫm, nhìn nhận và tự điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Với những ai đang còn loay hoay, cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu, thường ở trong tình trạng “chưa đến cuối tháng đã hết tiền” thì hãy thử áp dụng phương pháp Kakeibo theo các bước dưới đây.

2. Các bước thực hiện Kakeibo

Tích lũy tiền hiệu quả với phương pháp Kakeibo trong 5 bước:

Bước 1: Ghi lại các khoản thu.

Vào đầu mỗi tháng, bạn ghi lại các khoản tiền thu vào gồm tiền lương công việc chính, tiền lương công việc phụ, tiền người khác trả nợ, tiền lãi suất từ các khoản đầu tư. Sau đó, cộng tất cả các khoản lại để có được 1 con số cuối cùng.

Bước 2: Ghi các khoản chi cố định.

Những khoản chi cố định có thể kể đến như tiền nhà, tiền điện nước, tiền Internet, tiền điện thoại. Bạn hãy lấy số tiền tổng ở bước 1 trừ đi số tiền của khoản chi cố định và đi đến bước tiếp theo.

Bước 3: Ghi lại số tiền tiết kiệm mong muốn.

Bạn hãy trích ra một khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư, có thể là 15 – 20% thu nhập, tùy vào khả năng tài chính mà điều chỉnh con số cho hợp lý. Tiếp đến, bạn cũng lấy số tiền còn lại sau bước 2 trừ đi khoản tiết kiệm và tiếp tục đến bước 4.

Bước 4: Ghi chép chi tiêu hàng ngày theo từng mục cụ thể.

Sau 3 bước trên, số tiền còn lại sẽ là khoản để bạn chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Có thể chia thành 4 mục như sau:

  • Thiết yếu: Thức ăn thức uống, xăng xe, khám chữa bệnh, học tập, vật dụng sinh hoạt cá nhân.

  • Không thiết yếu: Những món đồ xa xỉ, cà phê, nhà hàng sang trọng.

  • Giải trí: Du lịch, sách báo, tranh ảnh, ca nhạc.

  • Phát sinh: Sinh nhật, đám cưới, thôi nôi,…

Bước 5: Tính tổng chi tiêu vào cuối tháng.

Vào cuối tháng, bạn tính tổng số tiền đã sử dụng và đánh giá xem mình có chi tiêu vượt quá số tiền đã xác định ở đầu tháng hay không. Nếu có, bạn cần kiểm tra mục chi tiêu nào mình dùng nhiều nhất, trường hợp rơi vào các mục không thiết yếu hoặc giải trí thì nên điều chỉnh lại trong tháng tiếp theo.

 

3. Lưu ý khi thực hiện Kakeibo

  • Khi thực hiện phương pháp Kakeibo, bạn cần chú ý một vài điều sau:
  • Giữ lại các hóa đơn mua sắm để ghi chép chính xác hơn và biết được mình đang dùng tiền cho những món đồ nào nhiều nhất.
  • Kiên nhẫn ghi chép chi tiêu, thực hiện cẩn thận, tốt nhất là nên làm hàng ngày để tránh sai sót.
  • Ngay cả khi thu nhập thấp, bạn vẫn nên có kế hoạch quản lý tài chính, tiết kiệm và ghi lại chi tiêu mỗi tháng để sử dụng tiền một cách hiệu quả.

enlightened THAM KHẢO THÊM CÁC THÔNG TIN, BÍ QUYẾT QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TIẾT KIỆM TẠI: