Chương trình cử nhân quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xây dựng trên cơ sở kế thừa và đáp ứng khả năng học tập nâng cao của sinh viên tại các trường đại học trên thế giới, đồng thời theo định hướng “LINH HOẠT – THỰC TIỄN – HIỆN ĐẠI” gắn với các doanh nghiệp, doanh nhân đang kinh doanh trên thị trường.

Sinh viên ngành Quản trị du lịch trong giờ thực hành Kỹ năng 

Chương trình có 120 tín chỉ (chưa bao gồm giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng) với trên 50 học phần bắt buộc và tự chọn. Các học phần tự chọn cung cấp cho sinh viên cơ hội lựa chọn 10 kỹ năng cần thiết, hỗ trợ quá trình học tập và sau khi ra trường.

Ngoài các kiến thức đại cương (38 tín chỉ), kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (82 tín chỉ) bao gồm:

  • Kiến thức cơ sở của khối ngành (10 tín chỉ);
  • Kiến thức chung của ngành (46 tín chỉ);
  • Kiến thức chuyên sâu của ngành (25 tín chỉ), trong đó có 21 tín chỉ chung và 25 tín chỉ chuyên sâu 1 trong 2 chuyên ngành: Quản trị khách sạn và Quản trị lữ hành;
  • Kiến thức chuyên sâu chuyên ngành là 9 tín chỉ;
  • Kiến thức bổ trợ (14 tín chỉ)
  • Thực tập nghề nghiệp và khóa luận tốt nghiệp (12 tín chỉ)

Chương trình được tổ chức giảng dạy trong khoảng 3.5 – 6 năm theo định hướng tín chỉ từ học phần cơ sở đến học phần chuyên ngành và học phần tự chọn chuyên sâu để sinh viên được lựa chọn học phần theo sở thích và điểm mạnh/lợi thế của bản thân.

Điểm đặc biệt của chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Học viện Phụ nữ Việt Nam là sinh viên được đào tạo theo mô hình mới, đề cao tính thực tiễn, khiến thức lý thuyết được áp dụng thực tế tại “Câu lạc bộ Vườn ươm doanh nhân VWA”, nơi các em sinh viên được thực hành, được nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp theo các chuyên ngành các em đã lựa chọn.

Sinh viên ngành Quản trị du lịch nghe báo cáo chuyên đề: Văn hóa và nghệ thuật ẩm thực

Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo từ các nước phát triển như: Hà Lan, Anh, Đức… sẽ chia sẻ, định hướng cho các em những phương pháp học tập, nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả.

Đội ngũ doanh nhân trong mạng lưới doanh nhân VWA hỗ trợ, định hướng cho sinh viên thông qua hội thảo, trao đổi tại lớp hoặc tại các buổi kiến tập, thực tập hay đi thực tế ngay tại doanh nghiệp do các doanh nhân phụ trách để sinh viên có cái nhìn thực tế và cập nhật những kiến thức thực tế chuyên ngành ngoài các giờ lý thuyết hàn lâm trên lớp. Công ty du lịch Hoà Bình và Trung tâm 20 Thuỵ Khuê là hai đơn vị của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận sinh viên thăm quan thực tế và thực tập khi có nhu cầu.

Học viện Phụ nữ Việt Nam ký kết hợp tác với Công ty CP đào tạo dịch vụ Miền Bắc

Ngoài ra, Học viện cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Mạng lưới du lịch, khách sạn Việt Nam (ILT); Công ty Cổ phần đào tạo, dịch vụ miền Bắc (DADICO); Trung tâm Đào tạo Dịch vụ Du lịch – Đại học Quốc tế Bắc Hà (CTST)… là đối tác chiến lược trong việc đào tạo, hướng nghiệp và thực tập tay nghề cho sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Quá trình học tập, sinh viên được tham gia, tương tác liên tục với doanh nhân thông qua các tổ chức hiệp hội như: Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam;  Mạng lưới doanh nhân VWA; Mạng lưới du lịch khách sạn Việt Nam (ILT)…

Học viện Phụ nữ Việt Nam ký kết với Mạng lưới du lịch – khách sạn Việt Nam

 Chương trình ngành QTDVDL&LH của Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo định hướng thực tiễn, gắn với doanh nghiệp, doanh nhân đang kinh doanh trên thị trường.

Ngành QTDVDL&LH tuyển sinh các khối: A00, A01, C00, D01 với cả hai chuyên ngành:

  • Quản trị lữ hành;
  • Quản trị khách sạn.

NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH – HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

LUÔN SẰN SÀNG PHỤC VỤ CHO SỰ LỰA CHỌN CỦA BẠN VÌ:

  1. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề;
  2. Vị trí điểm trường lý tưởng, cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, hiện đại;
  3. Cơ hội tiếp xúc, làm quen và kết bạn với nhiều người đến từ các quốc gia, dân tộc với những tôn giáo, phong tục tập quán, ngôn ngữ, cá tính, sở thích…khác nhau;
  4. Được thực hành và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Nghề Du lịch còn giúp bạn rèn luyện nhiều kỹ năng khác rất hữu ích cho công việc và cuộc sống;
  5. Du lịch cũng là ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, tạo nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn và ổn định cho những bạn thực sự yêu ngành, yêu nghề và chịu khó rèn luyện;

Năm học 2018 – 2019, Học viện tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong cả nước dưới hình thức xét tuyển, sử dụng kết quả của kỳ thi THPT với 4 khối thi D01, A00, A01, C00 (Chi tiết vui lòng xem nội dung thông tin tuyển sinh năm 2018). Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

Phòng đào tạo – Học viện Phụ nữ Việt Nam, 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024. 38358308/024. 37751750

Khoa Quản trị Kinh doanh – Học viện Phụ nữ Việt Nam, 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024. 37755631

Hoặc đường dây nóng: 

ThS. Phạm Thị Nhạn

Điện thoại: 0988401689,

E-mail: nhanpt@vwa.edu.vn

ThS. Phạm Thị Hạnh (Điện thoại: 0939013689,

E-mail: hanhpt_qtkd@vwa.edu.vn)