Ngày 22/4, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho hay trong bối cảnh Covid-19, kế hoạch năm học 2019-2020 phải điều chỉnh, kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn, dự kiến vào tháng 8. Thời điểm này, cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực nên Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà giao cho địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi này diễn ra trong 1,5 ngày, giảm một ngày so với mọi năm.  

Mục đích của kỳ thi là xét công nhận tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường. ‘Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ’, ông Độ nói.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến gồm ba bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Trong đó, bài thi Khoa học tự nhiên gồm tổ hợp ba môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Bài thi Khoa học xã hội đối với thí sinh THPT gồm ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên là hai môn Lịch sử, Địa lý.

Thí sinh THPT phải thi ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Thí sinh Giáo dục thường xuyên phải thi hai bài bắt buộc Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn.

Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội sẽ được ra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề riêng, làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài làm sẽ được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp. Riêng bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với một đầu điểm thay vì ba đầu điểm môn thành phần như đối kỳ thi THPT quốc gia năm trước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng đề thi và cung cấp cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng một thời điểm trong cả nước. Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT, chủ yếu là lớp 12, phù hợp với nội dung tinh giản chương trình học kỳ II Bộ đã công bố.

‘Nội dung đề thi sẽ dễ hơn, độ phân hóa cũng giảm so với thi THPT quốc gia năm trước để phù hợp với mục đích của kỳ thi cũng như điều kiện dạy học do ảnh hưởng của Covid-19’, Thứ trưởng Độ nói.  

Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Quỳnh Trần.

Bài viết liên quan

Trong khuôn khổ Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới với chủ đề: “Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới và khát vọng phát triển", chiều ngày 24/9/2024, đoàn sinh viên dân tộc thiểu số của Học viện Phụ nữ Việt Nam tiếp tục tham gia hội thảo "Thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên dân tộc thiểu số trong thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới" đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo đại biểu, chuyên gia và sinh viên. Đây là một trong những hoạt động trọng điểm của Dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em,” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 – 2025).
Từ ngày 23 đến 25/9/2024, Học viện Phụ nữ Việt Nam sẽ tham gia chuỗi hoạt động thuộc Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới với chủ đề: “Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới và khát vọng phát triển.” Chương trình do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, thu hút sự tham gia của 7 trường đại học khu vực phía Bắc và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và phát triển cộng đồng.
Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên năm 2024 được thực hiện nhằm cập nhật số liệu tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2024 để phục vụ công tác đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo các ngành của Học viện; đánh giá mức độ phù hợp của các ngành đào tạo của Học viện đối với thị trường việc làm hiện nay; Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và ý kiến đóng góp của sinh viên về các hoạt động Học viện triển khai trong quá trình tham gia học tập và rèn luyện tại Học viện để nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ sinh viên; Tăng cường các kênh thông tin kết nối với cựu sinh viên, huy động sự đóng góp về trí tuệ, tinh thần, vật chất giúp đỡ sinh viên và góp phần vào sự phát triển của Học viện.