1. Không tiết kiệm đủ số tiền cần thiết

Có nhiều người muốn tiết kiệm nhưng không hiểu rõ đâu là số tiền tiết kiệm cần thiết đủ để thực hiện các mục tiêu tài chính cụ thể của họ. Rõ ràng, những người chỉ tiết kiệm hưu trí sẽ để dành theo kiểu khác với người tiết kiệm để mua nhà. Điều quan trọng là phải kiên trì thực hiện tiết kiệm. Tốt nhất là để dành từ 20% thu nhập trở lên cho khoản tiết kiệm.

  1. Luôn thiếu hụt trong chi tiêu hàng tháng

Bạn cần trả tiền nhà nhưng không đủ tiền, bạn vừa đóng tiền học thì không còn tiền tiêu mà không hiểu vì sao. Việc chi tiêu không kiểm soát, không biết đã chi tiêu những gì sẽ luôn khiến bạn chi tiêu quá tay, dẫn đến việc thiếu hụt tiền bạc về sau. Việc lập kế hoạch chi tiêu ngay lập tức là điều quan trọng để quản lý tài chính, tránh tình trạng hụt trước thiếu sau.

  1. Không đủ tiền cho những việc đột xuất

Quỹ tiết kiệm khẩn cấp hay bảo hiểm sẽ là cách để bạn ứng phó với những việc đột xuất trong tương lai. Khi bị tai nạn hay mắc bệnh nặng, sẽ rất khó để bạn xoay sở tiền kịp lúc, việc có bảo hiểm sẽ giúp bạn chi trả những khoản này nhanh hơn và không phải lo nghĩ về vấn đề tiền bạc.

Sự phát triển kinh tế của Việt Nam đang đặt ra thách thức về kỹ năng tài chính của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Ở nhiều nước trên thế giới, việc quản lý tài chính cá nhân luôn được đề cao và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên đây là những mẹo hữu ích giúp các bạn sinh viên đạt hiệu quả tốt trong quá trình thực hiện quản lý tài chính cá nhân, CLB Nhân sự – Khởi nghiệp hy vọng các bạn sẽ tìm ra được công thức quản lý phù hợp với bản thân để có một cuộc sống thông minh – năng động.

enlightened THAM KHẢO THÊM CÁC THÔNG TIN, BÍ QUYẾT QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TIẾT KIỆM TẠI:

Fanpage: https://www.facebook.com/tietkiemthegioiVWA