Hội thảo khoa học về phòng, chống mua bán người trong tình hình mới đã bàn thảo nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi thực tế

Nhiều vấn đề liên quan đến phòng, chống mua bán người đã được đề cập tại hội thảo khoa học cùng tên diễn ra tại Hà Nội sáng 27/9 do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Luật pháp chưa tương thích

Một trong những vấn đề được các đại biểu thảo luận nhiều nhất là sự không tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, cũng như sự thiếu liên thông giữa các bộ luật, nghị định về phòng, chống buôn bán người.

PGS.TS Trần Văn Độ – nguyên Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án quân sự trung ương – nêu: “Cái khó nhất khi chúng tôi làm bộ luật Hình sự là chọn cái tên tội gì, vì tiếng Việt không có từ tương ứng. Tiếng Việt chỉ có 2 từ buôn bán và mua bán. Buôn bán hay mua bán thì phải dính đến tiền. Ở Việt Nam, hành vi nào nhằm lấy tiền, nhận tiền mới là tội. Quốc tế thì không cần như thế”.

Vấn đề thứ hai mà ông Độ đặt ra là: nguyên tắc không xử lý nạn nhân. Nhưng ở Việt Nam lại làm khác. “Ví dụ như người nghiện ma túy sẽ bị xử tội tàng trữ, mua bán và vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tất nhiên, họ nghiện thì họ phải có ma tuý trong người, phải đi mua chứ”.

Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Vân – cán bộ chương trình Asean-Act (phòng chống buôn bán người tại Việt Nam) cho biết, Công ước Asean về phòng chống mua bán người cũng khuyến nghị không xử phạt hành chính và hình sự với những hành vi vi phạm pháp luật mà nạn nhân phải thực hiện trong tình trạng là nạn nhân. Việt Nam chưa luật hoá nguyên tắc này nên một số nạn nhân chưa được xác định có thể vẫn bị xử lý hành chính. 

Bà Nguyễn Thị Vân – cán bộ chương trình Asean-Act 

Một vấn đề khác, theo luật của Việt Nam, hành vi vận chuyển, tuyển mộ, có chuyển giao và tiếp nhận mới bị xử lý về hành vi mua bán người, còn nếu không có hành vi chuyển giao, tiếp nhận thì không bị xử lý. “Tôi tự tuyển mộ anh vào bóc lột thì sẽ không bị xử là mua bán người”. 

Trao đổi về các hình thức lừa đảo buôn bán người, bà Vân cho biết, hiện nay còn xuất hiện hình thức làm giấy chứng sinh giả để đăng ký giấy khai sinh thật cho trẻ em. Khi thủ phạm có giấy khai sinh thật rồi thì rất khó để xác định các trường hợp trẻ em bị mua bán. 

Ngoài ra, với tình trạng đưa người sang Campuchia, Philippines…, có thể phân làm 2 loại: một là nạn nhân thật – bị lừa, ép buộc phải đi lừa đảo người khác; hai là những người xuất cảnh tự nguyện, tự nguyện dụ dỗ người khác sang khi có thu nhập. Bà Vân cũng cho biết, các nạn nhân ở Campuchia có thể dễ dàng xác định là nạn nhân buôn bán người. Nhưng ở Philippines lại rất khác, bởi vì nạn nhân không bị đánh đập, chỉ bị nhốt và khi được giải cứu, nhiều nạn nhân tự nguyện ở lại. Vì thế, việc chứng minh họ là nạn nhân rất khó.

Hỗ trợ nạn nhân hoà nhập: Cần tôn trọng và thận trọng

Bài viết liên quan

Từ ngày 16/7 đến 28/7/2025, thời điểm các bạn thí sinh điền và điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn để lựa chọn cánh cửa đại học phù hợp với năng lực và mơ ước của mình. Đây là cơ hội để Học viện Phụ nữ Việt Nam đồng hành, hướng dẫn bạn từng bước đăng ký và lựa chọn đặt nguyện vọng tối ưu, tăng khả năng trúng tuyển.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào đại học chính quy năm 2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam chính thức mở Hệ thống đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến thử nghiệm đợt 2 từ ngày 05/7/2025 đến 17h00 ngày 15/7/2025. Đây là cơ hội để các thí sinh chủ động lựa chọn ngành học phù hợp, đồng thời giúp phụ huynh và thí sinh nắm bắt kịp thời các mốc thời gian quan trọng trong quá trình tuyển sinh.
Sáng 04/7/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đợt 2 cho hơn 500 tân cử nhân và tân thạc sĩ tại Hội trường lớn Nhà A1. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng, ấm áp và xúc động, không chỉ đánh dấu sự trưởng thành của các tân khoa mà còn là dịp để tri ân thầy cô, gia đình và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tuổi trẻ.