Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, mỗi công ty có nhu cầu tuyển nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, chỉ giỏi chuyên môn thôi là chưa đủ, bạn cần có những kỹ năng mềm nhất định.
10 kỹ năng mềm mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần ở Sinh viên
Kỹ năng mềm chỉ một tập hợp những phẩm chất, thói quen, quan điểm và sức hút xã hội của một cá nhân, giúp con người đó trở thành một nhân viên tốt và có khả năng thích nghi với đồng nghiệp và công ty. Các doanh nghiệp đề cao vai trò của kỹ năng mềm vì các nghiên cứu và kinh nghiệp thực tế cho thấy rằng, kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém gì các kỹ năng cứng về chuyên môn. Trong bối cảnh nền kinh tế dịch vụ và vai trò ngày càng lớn của việc làm việc theo nhóm, các công ty lớn càng coi trọng những người có khả năng xây dựng các mối quan hệ, biết thích nghi và sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, những người đang đi tìm việc làm, đặc biệt là những ai muốn tìm kiếm vị trí quản lý, nên biết cách cải thiện các kỹ năng mềm của bản thân. Dưới đây là 10 kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất ở các ứng viên:
1. Tinh thần làm việc cao:
Bạn có phải là người có động lực và dồn tâm sức để hoàn thành công việc, cho dù đó là việc khó? Liệu bạn có tận tâm và luôn muốn làm việc một cách tốt nhất?
2. Thái độ tích cực:
Bạn có phải là một người luôn lạc quan và tích cực? Bạn có thể tạo ra một nguồn năng lượng và ý chí dồi dào? Tham khảo khoá học Làm sao để tự tin và có thái độ tích cực.
3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả:
Bạn có phải là một người nói năng mạch lạc, khúc chiết và biết lắng nghe người khác? Bạn có thể diễn tả tình huống và những nhu cầu của bạn theo cách tạo ra được cầu nối với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác?
4. Khả năng quản lý thời gian:
Bạn có biết làm thế nào để sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và cùng lúc xử lý nhiều công việc khác nhau? Bạn có sử dụng thời gian làm việc một cách khôn ngoan không?
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những vấn đề phát sinh bất ngờ? Bạn có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đẩy trách nhiệm cho người khác?
6. Có tinh thần đồng đội:
Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm việc theo nhóm. Bạn có thể làm việc tốt khi ở trong đội/nhóm không? Bạn có phải là người dễ hợp tác và sẵn sàng nắm vai trò lãnh đạo nếu được trao? Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm.
7. Tự tin:
Bạn có thực sự tin tưởng là mình sẽ làm được việc? Bạn có tạo được cho những người xung quanh sự tin tưởng? Bạn có sự dũng cảm để đưa ra những cần hỏi cần thiết và thoải mái trình bày các ý tưởng mà bạn có?
8. Khả năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình:
Bạn có biết cách xử lý những lời phê bình, chỉ trích? Bạn có phải là một người có thể được đào tạo và cởi mở với sự học hỏi và phát triển, với tư cách một cá nhân cũng như một người chuyên nghiệp?
9. Linh hoạt, có khả năng thích nghi:
Bạn có thể thích nghi với những tình huống mới và thách thức mới? Bạn có chấp nhận sự thay đổi và cởi mở với những ý tưởng mới.
10. Làm việc tốt dưới áp lực
Bạn có chịu được những áp lực đi kèm với các thời hạn và các tình huống khủng hoảng? Bạn có thể làm việc tốt nhất trong tình trạng áp lực không? Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi tìm việc, bạn nên tập trung vào những kỹ năng có khả năng thu hút sự chú ý nhiều nhất đối với nhà tuyển dụng. Bạn cần học cách để thể hiện những kỹ năng này qua lý lịch xin việc (resume), phỏng vấn, hoặc trong bất kỳ tình huống tiếp xúc nào với nhà tuyển dụng.
Chẳng hạn, bạn có thể kể câu chuyện bạn đã xử lý một cuộc khủng hoảng hoặc thách thức công việc ra sao ở công ty. Đề cập tới sự nể trọng của đồng nghiệp mà bạn nhận được. Thậm chí, bạn có thể mang theo những lá thư cảm ơn mà công ty hoặc khách hàng gửi cho bạn vì những nỗ lực đó. Hãy nhớ rằng, cho dù bạn xin một công việc trong lĩnh vực dịch vụ, kỹ thuật hay bất kỳ một công việc nào khác, sự kết hợp giữa các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm sẽ giúp bạn nổi bật giữa các ứng viên.
14 điều sinh viên nên ghi nhớ để tồn tại trong môi trường làm việc đầu tiên
Vài năm đầu sau khi tốt nghiệp chỉ là khởi đầu của một quá trình khám phá lâu dài. Bạn có thể phải làm những công việc tẻ nhạt, hoàn toàn không phù hợp với tích cách. Nhưng hãy nhớ rằng, không ai làm mãi một nghề!!. Khi cuộc sống của bạn có nhiều thứ để lo lắng hơn như gia đình, con cái- bạn sẽ ít phạm sai lầm trong nghề nghiệp hơn. Bạn sẽ học được nhiều từ những vấp ngã ban đầu.
Sự nghiệp của mỗi người là một quá trình dài trong đó công việc đầu tiên chỉ là viên gạch khởi đầu. Ở từng công việc, bạn sẽ học được các kỹ năng mới cũng như nâng cao các kỹ năng cũ. Các kỹ năng sống này không chỉ đơn giản là các kiến thức như: quản lý cơ sở dữ liệu, dược phẩm. Chúng có thể cách thức quản lý dự án, xây dựng quan hệ với khách hàng, phát triển kinh doanh, đàm phán với khách hàng, …- Bạn có thể áp dụng chúng vào bất kỳ lãnh vực nào. Quá trình này cũng giúp bạn nhận ra được phong cách làm việc của bản thân- Bạn thích làm việc theo nhóm hay độc lập? Bạn có sở trường về tài chính không?… Chuyến hành trình này sẽ xây dựng cho cho bạn các kỹ năng sống và kinh nghiệm ngày càng vững vàng hơn. Từng bước, từng bước bạn sẽ nhận ra con đường sự nghiệp của mình. Dưới đây là 14 điều một sinh viên mới tốt nghiệp nên ghi nhớ cho công việc đầu tiên của mình:
1. Thay đổi cách ăn mặc
Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn.
2. Tạo ấn tượng đầu tiên với mọi người
Khi lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều con mắt hướng tới. Với một vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè, run rẩy sẽ mang đến cho những đồng nghiệp mới ấn tượng bạn là người thiếu tự tin, hờ hững, thiếu nhiệt huyết. Vì vậy, hãy ăn mặc thật đẹp (không màu mè và quá hở hang), tự tin, thân thiện và lịch sự đối với tất cả mọi người bạn gặp.
3. Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp
Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên nghiệp hơn.
4. Đặt nhiều câu hỏi
Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm đáng tiếc.
5. Sẵn sàng pha cà phê
Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu quả.
6. Luôn đúng giờ
Hãy luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh. Nếu cuộc họp bắt đầu lúc 10g, bạn nên đến sớm hơn. Dù tắc đường hay do thời tiết xấu, bạn cũng không nên đến muộn vì kỹ năng quản lý thời gian rất quan trọng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bạn nên đến sớm hơn mọi người và ra về muộn hơn mọi người.
7. Đừng lề mề, chậm chạp
Cũng dễ hiểu khi mọi người thường thấy nản chí khi phải đối mặt với những nhiệm vụ phức tạp. Nhưng nếu bạn chần chừ, do dự có nghĩa là bạn đang tốn thời gian để kết thúc dự án hay bạn đang làm một việc vô dụng. Khi phải đối mặt vói những khó khăn, hãy chia nhỏ thời gian để hoàn thành từng phần công việc. Và nếu công việc vượt quá khả năng, hỏi là một chiêu thức bạn nên sử dụng trong trường hợp này.
8. Hoàn thành công việc nhanh chóng
Nếu bạn nói với sếp bạn sẽ nộp báo cáo vào thứ sáu trong khi thứ năm bạn vẫn chưa làm xong, chắn chắn bản báo cáo sẽ không tốt, tệ hơn bạn có thẻ lỡ hẹn với sếp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hoàn thành sớm và dành nhiều thời gian để xem xét lại.
9. Đọc và sửa tất cả các tài liệu
Đọc và sửa tất cả các email, tài liệu, bản ghi chú trước khi gửi đi. Kiểm tra lại cho thật chính xác, sửa lỗi chính tả. Sự không cẩn thận sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng và có khi là rất buồn cười nữa đấy.
10. “Chuyên-nghiệp” khi dự tiệc ở công ty
Đúng vậy, cùng là tiệc nhưng chúng lại rất khác nhau. Trong các bữa tiệc văn phòng, bạn vẫn sẽ bị quan sát rất kỹ vì vẫn mang tính chất công việc. Vì vậy, bạn hãy ăn mặc chuyên nghiệp, đến đúng giờ, thân thiện, lịch sự.
11. Nhiệt tình với các đồng nghiệp
Luôn có mặt trong mọi sự kiện. Hãy thể hiện sự quan tâm đến các đồng nghiệp bằng cách chúc mừng họ khi họ có chuyện vui và chia buồn với họ khi họ gắp những mất mát trong cuộc sống. Hãy cố gắng đến dự các buổi tiệc cưới, lễ đính hôn, sinh nhật hay đầy tháng con của các đồng nghiệp trong công ty.
12. Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm
Trong những ngày đầu tiên đi làm, bạn rất nhiệt tình, rất yêu thích công việc, thân thiện và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên, không sớm thì muộn cảm giác này cũng nhạt phai. Điều này rất bình thường, dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và khó khăn như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn cố gắng thể hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình.
13. Biết nói “không” khi cần thiết
Từ chối ai đó có thể là một việc rất khó khăn. Khó khăn hơn khi đó là đồng nghiệp hay sếp của bạn. Tuy nhiên, nói không là cần thiết, một khi đã vượt qua giới hạn. Vì vậy, khi phải đối mặt với những tình huống khó xử, hãy xem xét các sự lựa chọn, nắm bắt thực tế, suy nghĩ và quyết định.
14. Luôn mang theo danh thiếp
Bạn không thể biết khi nào bạn gặp khách hàng hay đối tác. Do đó, hãy luôn để danh thiếp trong ví hoặc túi của bạn. Như vậy, dù có chẳng may gặp khách hàng hay một người nào đó quan trọng trong siêu thị, bạn cũng không cảm thấy lúng túng khi nhận được cdanh thiếp của họ.