Ngày 15/4, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, cho biết hôm qua Bộ đã trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia, ứng phó với Covid-19.

Theo tính toán của Bộ, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trước ngày 15/6, kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể được tổ chức vào ngày 8-11/8. Vì sau khi kết thúc năm học vào ngày 15/7, học sinh cuối cấp còn gần một tháng để ôn tập trước khi thi, bằng thời gian được ôn những năm trước.

Mặt khác, từ khi có hướng dẫn dạy học trực tuyến và qua truyền hình của Bộ hôm 25/3, các trường đều dạy và học theo phương thức này. Nếu tính từ 15/4 – thời gian các trường dạy học trực tuyến, trên truyền hình (một số nơi triển khai sớm hơn), cộng với thời gian dạy học trực tiếp khi học sinh quay lại trường (muộn nhất là 15/6) thì vẫn đủ thời gian để hoàn thành chương trình năm học.

Theo ông Độ, nếu vẫn tổ chức thi THPT quốc gia, phương thức cơ bản như năm 2019, nhưng xem xét giảm số môn thi. Hiện chương trình học kỳ II của lớp 12 đã được tinh giản từ 19 tuần xuống có thể hoàn thành trong 10 tuần, trong đó học sinh đã học hai tuần trước Tết. ‘Bộ khẳng định nội dung tinh giản sẽ không có trong đề thi và sẽ giảm nhẹ thêm yêu cầu với học sinh’, ông Độ nói.

Nếu dịch bệnh phức tạp hơn, vì lý do bất khả kháng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán đến phương án không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà giao cho các địa phương xét tốt nghiệp THPT. Ông Độ cho biết sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép việc này để phù hợp với Luật Giáo dục.

Bài viết liên quan

Trong khuôn khổ Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới với chủ đề: “Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới và khát vọng phát triển", chiều ngày 24/9/2024, đoàn sinh viên dân tộc thiểu số của Học viện Phụ nữ Việt Nam tiếp tục tham gia hội thảo "Thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên dân tộc thiểu số trong thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới" đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo đại biểu, chuyên gia và sinh viên. Đây là một trong những hoạt động trọng điểm của Dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em,” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 – 2025).
Từ ngày 23 đến 25/9/2024, Học viện Phụ nữ Việt Nam sẽ tham gia chuỗi hoạt động thuộc Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới với chủ đề: “Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới và khát vọng phát triển.” Chương trình do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, thu hút sự tham gia của 7 trường đại học khu vực phía Bắc và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và phát triển cộng đồng.
Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên năm 2024 được thực hiện nhằm cập nhật số liệu tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2024 để phục vụ công tác đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo các ngành của Học viện; đánh giá mức độ phù hợp của các ngành đào tạo của Học viện đối với thị trường việc làm hiện nay; Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và ý kiến đóng góp của sinh viên về các hoạt động Học viện triển khai trong quá trình tham gia học tập và rèn luyện tại Học viện để nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ sinh viên; Tăng cường các kênh thông tin kết nối với cựu sinh viên, huy động sự đóng góp về trí tuệ, tinh thần, vật chất giúp đỡ sinh viên và góp phần vào sự phát triển của Học viện.