Từ năm 2020, sau khi cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học cùng có hiệu lực thi hành (1/7/2020 và 1/7/2019), Bộ giáo dục và Đào tạo chuyển kỳ thi THPT quốc gia thành thi tốt nghiệp THPT. Do đó, kỳ thi không còn mang tính chất “hai trong một” nữa mà chủ yếu để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Khi phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp, đề thi được thiết kế dễ hơn, từ đó thiếu khả năng phân hóa thí sinh. Vì vậy, các trường đại học – đặc biệt là những trường top đầu, đa dạng ngành nghề đào tạo – không thể chỉ chờ kết quả kỳ thi tốt nghiệp để tuyển sinh. Họ phải bổ sung các phương thức khác hoặc đưa ra tiêu chí phụ trong xét tuyển. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến các trường đại học thường có 5-7 phương thức tuyển đầu vào.
Tại Đại học Ngoại thương, Hiệu phó Phạm Thu Hương, cho biết mỗi chương trình đào tạo đặt ra những yêu cầu tuyển chọn người học khác nhau để tương thích với mục tiêu, chuẩn đầu ra. Vì vậy, trường Ngoại thương sử dụng 6 phương thức tuyển sinh trong năm nay.
Cụ thể, 4/6 phương thức của trường liên quan đến học bạ, kết quả thi tốt nghiệp THPT, đánh giá năng lực kết hợp các điều kiện phụ, chiếm khoảng 65% tổng chỉ tiêu. Những phương thức này dùng để tuyển sinh cho các chương trình dạy bằng tiếng Việt. Đối với các chương trình dạy bằng ngoại ngữ, bên cạnh những tiêu chí chung về tư duy, học sinh phải đảm bảo năng lực ngoại ngữ.
“Việc đa dạng hóa phương thức tuyển sinh là để phù hợp với các chương trình đào tạo, đồng thời cũng không đi ngược nguyên tắc kép của trường: đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục đại học của mọi học sinh và mang lại môi trường học tập có tính hội nhập cao cho sinh viên Việt Nam”, bà Hương nói.
Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Hiệu phó Đại học Giao thông Vận tải, cho rằng, đưa ra nhiều phương thức là phù hợp với thực tiễn, yêu cầu tự chủ trong tuyển sinh, đồng thời vẫn đảm bảo công bằng cho người học. Bởi chỉ tiêu ở từng phương thức là riêng biệt, thí sinh trúng tuyển bằng phương thức này sẽ không được xét tuyển bằng phương thức khác trong cùng một trường.
“Dù xét tuyển bằng hình thức nào, mọi tiêu chí đều dựa vào những gì các em học được ở bậc THPT. Vì vậy, ai có kiến thức đủ mạnh, đủ điều kiện vẫn sẽ có cơ hội trở thành sinh viên các trường đại học”, ông Chương khẳng định.
Ông Chương nói thêm, phụ huynh, thí sinh lo lắng có thể bị rối khi tìm hiểu thông tin thi, xét tuyển. Tuy nhiên, chỉ cần biết lọc thông tin tuyển sinh một cách khoa học, thí sinh và gia đình sẽ dễ dàng tìm thấy phương án phù hợp với mình.
Học viện Phụ nữ Việt Nam vừa chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với mục tiêu thu hút thí sinh tài năng, đảm bảo chất lượng đầu vào, và thực hiện đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT). Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm tiếp tục nâng cao uy tín và vị thế của học viện trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam.
Ngày 17/1/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam sẽ tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đợt 1 năm 2025, tôn vinh hành trình học tập và rèn luyện hơn 200 thạc sĩ và cử nhân.
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31-10, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.