PGS.TS Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam khẳng định, di cư là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 21.

“Di cư là một phần không thể thiếu của quá trình phát triển. Di cư đã và đang đóng góp những giá trị to lớn cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; bù đắp thiếu hụt lao động cũng như góp phần giao lưu quốc tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ” – ông Tiến nói.

PGS.TS Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam khẳng định, di cư là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 21.

Là người nghiên cứu về lĩnh vực này, Th.S Nguyễn Quỳnh Trang – giảng viên Trường Đại học Ngoại thương chỉ ra những tiềm năng và thách thức của AI trong việc quản lý di cư. “Trên thế giới, AI được sử dụng xuyên suốt quá trình quản lý di cư. Trước khi nhập cảnh, chatbots cung cấp thông tin thị thực, đồng thời cho kết quả thị thực được thực hiện tự động. Trong quá trình nhập cảnh, xác minh danh tính và kiểm tra bảo mật bằng dữ liệu sinh trắc học; Kiểm soát biên giới bằng máy bay không người lái.

Trong khi cư trú, hệ thống AI sẽ gửi và xem xét hồ sơ cư trú hợp lệ, giám sát bằng nhận diện khuôn mặt” – bà Trang cho biết.

Liên quan tới những ưu điểm của ứng dụng AI trong quản lí di cư, bà Trang cũng cho biết thêm, tại Mỹ, AI sẽ là công cụ giúp cơ quan quản lý xác định liệu người nộp đơn nhập cư có đặt lịch hẹn hay không. Ngoài ra, cho phép khách du lịch đủ điều kiện ở các địa điểm xa có thể báo cáo trực tuyến. Cho phép khách du lịch đủ điều kiện ở các địa điểm xa có thể báo cáo trực tuyến.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, AI cũng còn một số hạn chế mà chúng ta cần lưu tâm.

“Khi sử dụng AI trong các thủ tục liên quan đến di cư, cơ quan chức năng nếu kiểm soát quá mức sẽ khiến cho quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân của người di cư có thể bị xâm hại. Đồng thời, AI là những cỗ máy nên không thể tránh khỏi những sai sót” – bà Trang chia sẻ.