Tại sao chọn ngành Giới và Phát triển?
· Đào tạo chuyên ngành Giới và Phát triển ở Học viện Phụ nữ Việt Nam chính là phát huy thế mạnh, đặc thù của Học viện trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
· Học viện Phụ nữ Việt Nam có đội ngũ giảng viên cơ hữu là tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành Giới, được đào tạo bài bản từ nước ngoài; giảng viên thỉnh giảng là các giáo sư, phó giáo sư có kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu về Giới và Phát triển.
· Học viện Phụ nữ Việt Nam có định hướng liên kết đào tạo sau đại học với Viện Nghiên cứu Xã hội Hà Lan (ISS), Đại học KHXH và Nhân văn (ĐH Quốc gia) là những cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước. Ngoài ra, Học viện Phụ nữ Việt Nam hợp tác với nhiều trường đại học, học viện, tổ chức Quốc tế như UNWomen, Koica, Pact, AIT Thái Lan, Đại học Flinders Úc, Viện Giáo dục và thúc đẩy Bình đẳng giới Hàn Quốc (KIGEPE)… trong đào tạo và bồi dưỡng các khoá học về Giới và Phát triển.
· Học viện Phụ nữ Việt Nam nằm trên trục đường trung tâm của Thủ đô, thuận tiện cho việc đi lại, học tập. Học viện có cơ sở vật chất khang trang, thư viện, thiết bị học tập hiện đại.
Học gì từ ngành Giới và Phát triển?
· Về kiến thức: Ngoài các kiến thức giáo dục đại cương, ngành Giới và Phát triển cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về giới, về mối quan hệ liên ngành giữa Giới với các lĩnh vực phát triển;
· Về kỹ năng: Cung cấp cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng tư duy, phát hiện vấn đề có nhạy cảm giới, kỹ năng phân tích, lồng ghép giới, kỹ năng tư vấn giới cho các chương trình dự án phát triển, kỹ năng tham mưu, đề xuất chính sách, kỹ năng phản biện xã hội v.v..
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp?
· Cán bộ, chuyên viên trong các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các cấp Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam; các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương;
· Cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan, các tổ chức CP, phi CP;
· Tư vấn giới, tư vấn xã hội cho các chương trình, dự án;
· Giảng viên, nghiên cứu viên trong các nhà trường, học viện, viện NC;
· Làm các công việc liên quan đến cộng đồng, phát triển con người, phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, v.v..
Thời gian đào tạo: 4 năm.
– File đính kèm:
Tại sao chọn ngành Giới và Phát triển?
· Đào tạo chuyên ngành Giới và Phát triển ở Học viện Phụ nữ Việt Nam chính là phát huy thế mạnh, đặc thù của Học viện trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
· Học viện Phụ nữ Việt Nam có đội ngũ giảng viên cơ hữu là tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành Giới, được đào tạo bài bản từ nước ngoài; giảng viên thỉnh giảng là các giáo sư, phó giáo sư có kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu về Giới và Phát triển.
· Học viện Phụ nữ Việt Nam có định hướng liên kết đào tạo sau đại học với Viện Nghiên cứu Xã hội Hà Lan (ISS), Đại học KHXH và Nhân văn (ĐH Quốc gia) là những cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước. Ngoài ra, Học viện Phụ nữ Việt Nam hợp tác với nhiều trường đại học, học viện, tổ chức Quốc tế như UNWomen, Koica, Pact, AIT Thái Lan, Đại học Flinders Úc, Viện Giáo dục và thúc đẩy Bình đẳng giới Hàn Quốc (KIGEPE)… trong đào tạo và bồi dưỡng các khoá học về Giới và Phát triển.
· Học viện Phụ nữ Việt Nam nằm trên trục đường trung tâm của Thủ đô, thuận tiện cho việc đi lại, học tập. Học viện có cơ sở vật chất khang trang, thư viện, thiết bị học tập hiện đại.
Học gì từ ngành Giới và Phát triển?
· Về kiến thức: Ngoài các kiến thức giáo dục đại cương, ngành Giới và Phát triển cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về giới, về mối quan hệ liên ngành giữa Giới với các lĩnh vực phát triển;
· Về kỹ năng: Cung cấp cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng tư duy, phát hiện vấn đề có nhạy cảm giới, kỹ năng phân tích, lồng ghép giới, kỹ năng tư vấn giới cho các chương trình dự án phát triển, kỹ năng tham mưu, đề xuất chính sách, kỹ năng phản biện xã hội v.v..
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp?
· Cán bộ, chuyên viên trong các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các cấp Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam; các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương;
· Cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan, các tổ chức CP, phi CP;
· Tư vấn giới, tư vấn xã hội cho các chương trình, dự án;
· Giảng viên, nghiên cứu viên trong các nhà trường, học viện, viện NC;
· Làm các công việc liên quan đến cộng đồng, phát triển con người, phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, v.v..
Thời gian đào tạo: 4 năm.
– File đính kèm: