/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Dư luận có hai luồng ý kiến về “hiện tượng” này: Đồng tình vì chất lượng đào tạo, phản đối vì… vi phạm Luật Giáo dục và “giết” chết hệ đào tạo này vào đúng thời điểm kết thúc mùa tuyển sinh ĐH-CĐ mà các trường ĐH dân lập đang rơi vào tình trạng “đói” sinh viên. Đây phải chăng là dấu hiệu mở màn để “khai tử” những trường ĐH không chú trọng chất lượng đào tạo.

Học tại chức – nhiều cái lợi

Cần phải khẳng định rằng, không thể vơ đũa cả nắm khi đánh giá rằng những người tốt nghiệp ĐH hệ tại chức và dân lập đều kém, học chủ yếu để lấy bằng. Nhiều người không có điều kiện để học liên tục sau khi tốt nghiệp phổ thông đã lựa chọn con đường đi làm, lập nghiệp và khi có đủ điều kiện mới tiếp tục học tiếp, với những người có chí này, không ai phủ nhận kết quả học tập của họ ở hệ tại chức. 

Họ học thật, thi thật và bằng thật. Nhưng có một thực tế, không thể không nói là quá phổ biến ở nhiều địa phương, đó là con em những cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh, ngành… không chịu học hành, cố lắm cũng chỉ đạt được tấm bằng tốt nghiệp phổ thông, được cha mẹ lo lót để có “chân” trong cơ quan, thời gian ngắn được cơ quan cử đi học. Quá nhiều cái lợi khi lựa chọn học hệ tại chức như: Không phải làm việc mà vẫn được lương, lại được cơ quan hỗ trợ tiền học, ra trường vẫn có bằng ĐH… còn học như thế nào thì vẫn đi đến đích là có tấm bằng ĐH.

Từ mấy thập kỷ trước, dư luận đã có câu vè “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Hệ tại chức ngày càng bị biến tướng khi ngày một nhuốm màu thị trường. Vì vậy, dù tấm bằng hệ tại chức vẫn được luật pháp công nhận giá trị, nhưng thực tế thì nhiều cơ quan, DN đã “ngấm ngầm” tuyên chiến với những người không có “gốc gác” mà đi xin việc với tấm bằng tại chức.

Chính quyền Đà Nẵng, Hải Dương dù bị dư luận lên tiếng phản đối kịch liệt thì vẫn giữ quan điểm là không tuyển người tốt nghiệp hệ tại chức vào ngạch công chức, còn Nam Định thì nhẹ tay hơn là sẽ tuyển vào hệ cán bộ cấp xã.

Kém chất lượng – bị khai tử?

Cuộc chạy đua tuyển sinh của các trường dân lập, kể cả các trường công lập thuộc tốp dưới trung bình vào mùa tuyển sinh thật khốn khó, nhiều trường tung các gói khuyến mãi khủng mà sinh viên vẫn ngoảnh mặt quay lưng. Bạn Nguyễn Trường Sinh (Vĩnh Phúc) trượt ĐH Ngân hàng vẫn kiên quyết thi lại năm sau, từ chối những lời mời hấp dẫn của các trường dân lập có mở khoa tài chính, ngân hàng.

Trường Sinh nói rằng, bài học của các anh chị khi ra trường với tấm bằng tốt nghiệp ĐH dân lập khó xin việc lắm, kể cả với tấm bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi, chỉ cần nhìn thấy hai chữ dân lập là biết ngay bị từ chối rồi. Anh trai của Trường Sinh tốt nghiệp ĐH Phương Đông, khoa Công nghệ thông tin với tấm bằng loại khá, nhưng vẫn bị lắc đầu từ chối ở những cơ quan nhà nước, kể cả DN… Cuối cùng nhóm SV bị chối từ vì “dân lập” đành lập Cty nhỏ để kiếm sống. 

Trước nhu cầu phải có tấm bằng ĐH của tuyệt đại đa số bậc cha mẹ, trong khi cánh cửa trường ĐH công lập lại quá hẹp, nên mô hình trường ĐH dân lập ra đời, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Nhưng số lượng các trường dân lập phát triển quá nhiều trong thập kỷ qua đã đẩy các trường mới mở rơi vào tình cảnh “đâm lao theo lao”.

Thiếu từ cơ sở vật chất đến giáo viên… đẩy nhiều trường ĐH dân lập rơi vào tình trạng thiếu nguồn tuyển sinh. Có trường thì hội đồng quản trị lại quá mạnh về tiền bạc, đầu tư cơ sở vật chất tốt, nhưng vẫn không tuyển được nguồn sinh viên vì sinh viên sợ học xong vẫn không xin được việc làm vì… chỉ nghe tên trường thôi họ đã sợ, chưa nói gì đến chất lượng đào tạo.

Trong khi đó các trường ĐH, học viện quân sự đã mở rộng đào tạo cả hệ dân sự khiến thí sinh đã lựa chọn điểm đến nhiều hơn là các trường dân lập, ĐH địa phương. Dẫu sao tấm bằng của các trường này vẫn “yên tâm” để xin việc hơn là các trường dân lập, địa phương.

Theo cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ” thì hiện cả nước có tới trên 400 trường ĐH-CĐ, cứ mỗi năm lại thấy ra đời một vài trường ĐH dân lập. Dù được quảng cáo chất lượng đào tạo quốc tế, nhưng mùa tuyển sinh vừa qua cũng chỉ có hơn 60 hồ sơ nộp dự thi vào Trường ĐH dân lập Tân Tạo, thực thi thì có 50 thí sinh, nếu lấy theo điểm sàn của Bộ (14 điểm) thì chỉ có 35 TS đỗ vào trường, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh là 500. Mặc dù điểm trúng tuyển chỉ bằng điểm sàn cộng với khuyến mãi “khủng”.

Cụ thể, mức học phí dự kiến là 3.000USD/năm (đã được Tập đoàn Tân Tạo hỗ trợ khoảng 16.000 – 24.000USD), được tái cấp học bổng cho các năm sau dựa trên kết quả học tập của SV. Trường hợp không được cấp học bổng thì SV được quỹ của ITA cho vay không lấy lãi. Năm học 2011-2012, trường sẽ cấp 500 suất học bổng toàn phần tặng cho tất cả SV khóa năm thứ nhất và khóa tiếng Anh giao tiếp. Học bổng sẽ tài trợ hoàn toàn chi phí KTX, ăn uống và chăm sóc sức khỏe SV. Tiếc thay vẫn không tìm đâu cho đủ nguồn tuyển sinh.

Trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) thành lập từ năm 2007 đến nay đã bốn năm mà chất lượng thi đầu vào của thí sinh thủ khoa của trường chỉ được có 12,5 điểm (thấp hơn cả điểm sàn), mấy sinh viên dám “cả gan” vào học. Có trường thành lập được dăm ba năm mà thay tới 3 đời hiệu trưởng, nội bộ lục đục, tố cáo ầm ĩ trên báo chí vì tiền bạc khiến dư luận nghi ngại chất lượng đào tạo. 

Ngay cả các trường ĐH công lập thuộc tốp trung bình và trung bình khá cũng còn chật vật trong nguồn tuyển huống hồ các trường dân lập. Các trường dân lập tạo được danh như Thăng Long, FPT, Lạc Hồng (Đồng Nai)… đâu phải một sớm một chiều đã dựng lên cơ nghiệp “chất lượng”. Bài toán chất lượng là sự quyết định sống còn của các trường ĐH kể cả công lập hay dân lập.

Không thể cực đoan

Dù các địa phương vẫn giữ quan điểm từ chối “dân” tại chức và dân lập vào hệ công chức với những lý do có tính thuyết phục thì dư luận vẫn lên tiếng đó là quan điểm có phần cực đoan, không nên vơ đũa cả nắm. Những người có kiến thức, năng lực và thực tài vẫn không thiếu đất để lập nghiệp. Bài học từ TPHCM về tỉ lệ công chức xin ra khỏi cơ quan nhà nước cho thấy đâu chỉ ngạch công chức và cơ quan nhà nước mới có đất dụng võ cho người tài. 

Một trưởng phòng tổ chức cán bộ một DN tiết lộ bí mật tuyển người, ông không mấy quan tâm đến tấm bằng mà rất chú tâm vào cuộc đối thoại, sự tự tin của người xin việc. Ông nói: Tôi chấp nhận một người không tấm bằng đỏ nhưng lại dám nghĩ, dám làm. Làm có thể lần một không thành công, nhưng có chí, có năng lực thì sẽ thành nhân. Tôi sợ những tấm bằng “mua”, mà mua bằng, mua luận văn tốt nghiệp ĐH bây giờ dễ quá. Có SV tâm sự, chỉ cần đỗ vào ĐH là yên tâm sẽ tốt nghiệp. Thời gian học thì ít, làm thì nhiều, có tiền sẽ có bằng.

Cũng có ý kiến là các trường ĐH quốc tế như Trường RMIT họ đâu có cần thi, nhưng tấm bằng có giá trị. Nhưng tiếc rằng so sánh như thế thật khập khiễng khi các trường có tiếng đó dù họ không chú trọng đầu vào nhưng lại “chặt” đầu ra. Các trường ĐH của ta có “dạy thật, học thật” được không? Chỉ khi nào tiêu cực trong giáo dục không còn bị nhuốm màu tiền bạc, ắt chất lượng sẽ được nâng cao.

                           Theo Nguồn: http://laodong.com.vn