Mặc dù Mỹ là cái nôi của các trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới nhưng xếp hạng của Mỹ đang tụt dần xuống vị trí thứ 28 trong số 39 quốc gia tài trợ cho nghiên cứu bậc đại học.
Các trường đại học nghiên cứu đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới cũng như chuyển giao tri thức.
Năm 2017, Thụy Sĩ đã đầu tư 0,76% GDP vào nghiên cứu bậc đại học, cao hơn 3,7 lần so với tài trợ của Mỹ. Với 0,72% GDP, Đan Mạch có mức đầu tư cao thứ hai, theo sau đó là Na Uy với 0,64%. Mặc dù Mỹ đang giảm dần trong bảng xếp hạng, nhưng vẫn ở mức cao hơn so với Nhật Bản, New Zealand, Trung Quốc và Nga.
Mặc dù có các trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới những Mỹ vẫn đang tiếp tục tụt lại phía sau so với các quốc gia phát triển khác trong việc tài trợ nghiên cứu đại học.
“Nghiên cứu sẽ thúc đẩy đổi mới; đổi mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, tạo công ăn việc làm và từ đó giúp cải thiện mức sống. Để Mỹ dẫn đầu thế giới trong việc đổi mới, các nhà hoạch định chính sách phải có sự đầu tư cần thiết cho nghiên cứu đại học”, ông Rob Atkinson, Chủ tịch Quỹ Sáng tạo và Công nghệ thông tin khẳng định.
Trường Giang(Theo The World Economic Forum)