1. Số lượng học bổng và chế độ học bổng

          Năm 2015 Chương trình PCBF dự kiến cấp cho Việt Nam tối đa 16 năm học bổng để đi học về các ngành khác nhau tại các cơ sở đào tạo đại học giảng dạy bằng tiếng Pháp của Ca-na-đa. Các loại hình học bổng thuộc khuôn khổ Chương trình PCBF bao gồm học bổng tiến sĩ trong 04 năm, thạc sĩ trong 02 năm, thực tập sinh sau tiến sĩ không quá 10 tháng, đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề trong các trường kỹ thuật, cao đẳng và đại học hệ 02 năm, thực tập sinh ngắn hạn trong khoảng thời gian từ 04 đến 12 tháng.  

         Học bổng toàn phần được phía Ca-na-đa cấp bao gồm học phí, các chi phí liên quan trong quá trình đào tạo, phí kiểm tra sức khỏe, phí visa, vé máy bay khứ hồi, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và các khoản chi phí, phụ cấp khác trong quá trình học tập theo quy định của Chương trình PCBF. Các chi phí liên quan đến người phụ thuộc đi cùng (nếu có) thuộc trách nhiệm của ứng viên trúng tuyển.

Thông tin chi tiết về chương trình học bổng xin tham khảo tại website của Chương trình PCBFwww.boursesfrancophonie.ca và các websites của Bộ Giáo dục và Đào tạo: www.moet.gov.vn, www.vied.vn.

           2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển

          Người đang làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội ngoài công lập, các doanh nghiệp tư nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

           – Được cơ quan đang công tác đồng ý và có công văn cử dự tuyển;

           – Có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn phù hợp, đủ sức khỏe để học tập ở nước ngoài và sau khi đi học sẽ trở về phục vụ tại cơ quan đã cử đi học;

          – Đã có thời gian liên tục ở Việt Nam ít nhất 01 năm trước thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và có mặt tại Việt Nam vào thời điểm dự tuyển. Những người đã từng nhận được học bổng của Chương trình này chỉ có thể nộp hồ sơ nếu đã về Việt Nam được ít nhất là 02 năm. (Những người đã có đơn xin nhập cư tại Ca-na-đa hoặc đã được phép nhập cư, hoặc có chồng (vợ) đã được phép nhập cư tại Ca-na-đa không được phép dự tuyển. Ứng viên cần cam kết bằng văn bản sẽ không thay đổi chỗ ở đăng ký thường trú, tình trạng quốc tịch trong thời gian học ở Ca-na-da và cam kết sẽ quay lại Việt Nam sau thời gian học tại Ca-na-da);

         – Không quá 45 tuổi đối với người dự tuyển học bổng tiến sĩ, thạc sĩ, đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề; không quá 50 tuổi đối với người dự tuyển học bổng thực tập sinh sau tiến sĩ và thực tập ngắn hạn (tính đến ngày 01/9/2015);

         – Ứng viên học bổng tiến sĩ cần có bằng tốt nghiệp đại học và thạc sĩ, ứng viên học bổng thạc sĩ cần có bằng tốt nghiệp đại học, ứng viên học bổng đào tạo kỹ thuật/đào tạo nghề cần có bằng tốt nghiệp THPT, ứng viên học bổng thực tập sinh sau tiến sĩ cần có bằng tiến sĩ và ứng viên thực tập sinh ngắn hạn cần có bằng đại học trở lên;

         – Đăng ký ngành học theo quy định của chương trình PCBF và phù hợp với ngành đã được đào tạo. Đào tạo lâm sàng về dược phẩm, y tế và nha khoa (nếu không phải là các chương trình nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ) không thuộc diện tuyển sinh của chương trình học bổng. Để có thông tin chi tiết về ngành học phù hợp với chương trình PCBF và các yêu cầu liên quan đến hồ sơ, đề nghị tham khảo trang web của chương trình:www.boursesfrancophonie.ca;

        – Thành thạo tiếng Pháp vì ứng viên sẽ sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính trong quá trình học tập. Ứng viên phải tham dự thi viết, phỏng vấn và những người được lựa chọn sau vòng sơ tuyển sẽ phải nộp bổ sung chứng chỉ tiếng Pháp trình độ DELF B2 đạt tối thiểu 15/25 điểm cho mỗi hợp phần thi hoặc chứng chỉ TFI tương đương cũng được chấp nhận để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển trước ngày 15/3/2015; Đồng thời, ứng viên cũng cần có khả năng đọc hiểu và nghe hiểu tiếng Anh để hỗ trợ cho việc nghiên cứu và học tập tại Ca-na-đa đạt kết quả tốt;

        – Ưu tiên ứng viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục đào tạo; ứng viên dự tuyển đi học các ngành liên quan đến giáo dục và đào tạo, đào tạo giảng viên/tập huấn viên, các chuyên ngành quản lý khu vực công cộng và khu vực tư nhân, các lĩnh vực thuộc trọng tâm hỗ trợ phát triển của DFATD ở Việt Nam như tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sự tham gia của người dân vào quản trị xã hội, báo chí và truyền thông. Ngoài ra, ứng viên có các giải thưởng, thành tích nghiên cứu khoa học (thể hiện qua các bài báo đăng trên tạp chí khoa học, hoặc báo cáo tại hội nghị khoa học cấp trường trở lên và được đăng trong kỷ yếu hội nghị hoặc tham gia đề tài nghiên cứu cấp Bộ trở lên và đề tài đó đã được nghiệm thu hoặc sử dụng) cũng sẽ được xem xét ưu tiên trong quá trình xét tuyển.

Nguồn: http://www.moet.gov.vn/

– File đính kèm:

tt466_20_TB_DTVNN.rar

   

1. Số lượng học bổng và chế độ học bổng

          Năm 2015 Chương trình PCBF dự kiến cấp cho Việt Nam tối đa 16 năm học bổng để đi học về các ngành khác nhau tại các cơ sở đào tạo đại học giảng dạy bằng tiếng Pháp của Ca-na-đa. Các loại hình học bổng thuộc khuôn khổ Chương trình PCBF bao gồm học bổng tiến sĩ trong 04 năm, thạc sĩ trong 02 năm, thực tập sinh sau tiến sĩ không quá 10 tháng, đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề trong các trường kỹ thuật, cao đẳng và đại học hệ 02 năm, thực tập sinh ngắn hạn trong khoảng thời gian từ 04 đến 12 tháng.  

         Học bổng toàn phần được phía Ca-na-đa cấp bao gồm học phí, các chi phí liên quan trong quá trình đào tạo, phí kiểm tra sức khỏe, phí visa, vé máy bay khứ hồi, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và các khoản chi phí, phụ cấp khác trong quá trình học tập theo quy định của Chương trình PCBF. Các chi phí liên quan đến người phụ thuộc đi cùng (nếu có) thuộc trách nhiệm của ứng viên trúng tuyển.

Thông tin chi tiết về chương trình học bổng xin tham khảo tại website của Chương trình PCBFwww.boursesfrancophonie.ca và các websites của Bộ Giáo dục và Đào tạo: www.moet.gov.vn, www.vied.vn.

           2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển

          Người đang làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội ngoài công lập, các doanh nghiệp tư nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

           – Được cơ quan đang công tác đồng ý và có công văn cử dự tuyển;

           – Có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn phù hợp, đủ sức khỏe để học tập ở nước ngoài và sau khi đi học sẽ trở về phục vụ tại cơ quan đã cử đi học;

          – Đã có thời gian liên tục ở Việt Nam ít nhất 01 năm trước thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và có mặt tại Việt Nam vào thời điểm dự tuyển. Những người đã từng nhận được học bổng của Chương trình này chỉ có thể nộp hồ sơ nếu đã về Việt Nam được ít nhất là 02 năm. (Những người đã có đơn xin nhập cư tại Ca-na-đa hoặc đã được phép nhập cư, hoặc có chồng (vợ) đã được phép nhập cư tại Ca-na-đa không được phép dự tuyển. Ứng viên cần cam kết bằng văn bản sẽ không thay đổi chỗ ở đăng ký thường trú, tình trạng quốc tịch trong thời gian học ở Ca-na-da và cam kết sẽ quay lại Việt Nam sau thời gian học tại Ca-na-da);

         – Không quá 45 tuổi đối với người dự tuyển học bổng tiến sĩ, thạc sĩ, đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề; không quá 50 tuổi đối với người dự tuyển học bổng thực tập sinh sau tiến sĩ và thực tập ngắn hạn (tính đến ngày 01/9/2015);

         – Ứng viên học bổng tiến sĩ cần có bằng tốt nghiệp đại học và thạc sĩ, ứng viên học bổng thạc sĩ cần có bằng tốt nghiệp đại học, ứng viên học bổng đào tạo kỹ thuật/đào tạo nghề cần có bằng tốt nghiệp THPT, ứng viên học bổng thực tập sinh sau tiến sĩ cần có bằng tiến sĩ và ứng viên thực tập sinh ngắn hạn cần có bằng đại học trở lên;

         – Đăng ký ngành học theo quy định của chương trình PCBF và phù hợp với ngành đã được đào tạo. Đào tạo lâm sàng về dược phẩm, y tế và nha khoa (nếu không phải là các chương trình nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ) không thuộc diện tuyển sinh của chương trình học bổng. Để có thông tin chi tiết về ngành học phù hợp với chương trình PCBF và các yêu cầu liên quan đến hồ sơ, đề nghị tham khảo trang web của chương trình:www.boursesfrancophonie.ca;

        – Thành thạo tiếng Pháp vì ứng viên sẽ sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính trong quá trình học tập. Ứng viên phải tham dự thi viết, phỏng vấn và những người được lựa chọn sau vòng sơ tuyển sẽ phải nộp bổ sung chứng chỉ tiếng Pháp trình độ DELF B2 đạt tối thiểu 15/25 điểm cho mỗi hợp phần thi hoặc chứng chỉ TFI tương đương cũng được chấp nhận để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển trước ngày 15/3/2015; Đồng thời, ứng viên cũng cần có khả năng đọc hiểu và nghe hiểu tiếng Anh để hỗ trợ cho việc nghiên cứu và học tập tại Ca-na-đa đạt kết quả tốt;

        – Ưu tiên ứng viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục đào tạo; ứng viên dự tuyển đi học các ngành liên quan đến giáo dục và đào tạo, đào tạo giảng viên/tập huấn viên, các chuyên ngành quản lý khu vực công cộng và khu vực tư nhân, các lĩnh vực thuộc trọng tâm hỗ trợ phát triển của DFATD ở Việt Nam như tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sự tham gia của người dân vào quản trị xã hội, báo chí và truyền thông. Ngoài ra, ứng viên có các giải thưởng, thành tích nghiên cứu khoa học (thể hiện qua các bài báo đăng trên tạp chí khoa học, hoặc báo cáo tại hội nghị khoa học cấp trường trở lên và được đăng trong kỷ yếu hội nghị hoặc tham gia đề tài nghiên cứu cấp Bộ trở lên và đề tài đó đã được nghiệm thu hoặc sử dụng) cũng sẽ được xem xét ưu tiên trong quá trình xét tuyển.

Nguồn: http://www.moet.gov.vn/

– File đính kèm:

tt466_20_TB_DTVNN.rar