Đoàn Ehomemakers trao đổi với Học viện về việc triển khai dự án “Phòng tránh mang thai trẻ vị thành viên”

Sáng ngày 28/11/2016, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã có buổi làm việc với Bà Chong Sheau Ching – Giám đốc điều hành của tổ chức E-homemakers – Malaysia, Giám đốc Dự án Cân bằng cuộc sống – công việc ASEAN và các chuyên gia đến từ tổ chức Ehomemakers (Mạng lưới cộng đồng thúc đẩy phụ nữ làm việc tại nhà, tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin) về việc triển khai dự án “Phòng tránh mang thai trẻ vị thành viên”

Việc phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam triển khai dự án “Phòng tránh mang thai trẻ vị thành viên” sẽ là một hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả cùng đưa ra những giải pháp đẩy lùi tình trạng mang thai sớm ở trẻ VTN Việt Nam và thế giới.

Đoàn đại biểu của tổ chức E-homemakers – Malaysia chia sẻ với sinh viên ngành Giới & Phát triển về chủ đề cân bằng cuộc sống

Bà Chong Sheau Ching nhấn mạnh rằng, cân bằng cuộc sống và công việc chính là công cụ trao quyền hữu hiệu, thúc đẩy phát triển bền vững. Bà cũng cho biết, Dự án Cân bằng cuộc sống và công việc của ASEAN do bà làm giám đốc bắt đầu vào năm 2015, gắn liền với một số nội dung quan trọng trong Chương trình nghị sự thế giới về phát triển bền vững, tầm nhìn đến năm 2030, đặc biệt là mục tiêu 3: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Cân bằng cuộc sống và công việc không chỉ là vấn đề mang tính hiệu quả, lợi ích và còn là vấn đề thời gian, sự công bằng, hạnh phúc và mức độ thỏa mãn công việc. Để thúc đẩy cân bằng cuộc sống và công việc cần sự hợp tác của nhiều ban ngành, nhiều lĩnh vực, sự nỗ lực của tất cả mọi người trong xã hội.

Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo nghiên cứu và tham vấn chính sách 

Trong khuôn khổ dự án nghiên cứu “Trao quyền và an sinh trong các dự án kinh tế cho phụ nữ có thu nhập thấp ở 4 nước sông Mê Kông (Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam)”, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện Công nghệ châu Á (AIT) tổ chức Hội thảo nghiên cứu và tham vấn chính sách tại trụ sở Học viện vào sáng ngày 01/12/2016.

Tại Hội thảo, sau phát biểu chào mừng của TS. Trần Quang Tiến, TS. Philippe Doneys đã có bài phát biểu ngắn giới thiệu về Dự án. Sau đó các thành viên nhóm nghiên cứu trình bày các kết quả chung của Dự án đã đạt được tại 4 nước sông Mê Kông, tập trung vào những phát hiện và đề xuất chính sách cho Việt Nam. 

Sau giờ giải lao, các đại biểu tham gia Hội thảo được chia thành 4 nhóm để thảo luận về “trao quyền”, “an sinh”, phản hồi đối với các đề xuất của nhóm nghiên cứu và định hướng cho thời gian tới. Cuộc thảo luận đã diễn ra sôi nổi với sự kết hợp của kiến thức, kinh nghiệm của các đại biểu Học viện, đại biểu địa phương và những chia sẻ từ các đại biểu Hàn Quốc. Sau khi thảo luận, các nhóm đều cử đại diện trình bày lại kết quả thảo luận, phản hồi cho nhóm nghiên cứu và các đại biểu khác.

Khóa bồi dưỡng kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân cho cán bộ chủ chốt hội phụ nữ cấp cơ sở

Từ 29/11 đến 2/12/2016, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức “Khóa bồi dưỡng kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân cho cán bộ chủ chốt hội phụ nữ cấp cơ sở”. Tham gia khóa học 29 cán bộ phụ nữ đến từ các tỉnh thành phía Nam.

Với tiêu chí phát huy tối đa tính tích cực cá nhân của người học, các giảng viên tại Phân Hiệu Học Viện Phụ Nữ Việt Nam đã linh hoạt kết hợp các phương pháp và kỹ năng dạy học trong mỗi buổi lên lớp nhằmkhơi dậy tính chủ động, sáng tạo của mỗi học viên và thu hút  trí tuệ của tập thể.Thông qua các phương pháp dạy học tích cực như tổ chức trò chơi,sân khấu hóa, sắm vai, thảo luận nhóm, hỏi – đáp nhanh hay tổ chức tranh luận… các giảng viên đã sinh động hóa nội dung bài giảng, giúp cho người học ý thức rõ về giá trị bản thân của người cán bộ hội cấp cơ sở, đồng thời thông qua đó rèn luyện cho học viên một số kỹ năng mềm cụ thể, thiết thực đối với cán bộ hội LHPN cấp cơ sở như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng nói trước đám đông; kỹ năng quản trò và tổ chức các trò chơi tập thể…

Hội thảo khoa học:  “Pháp luật về kinh doanh đa cấp – Những vấn đề về lý luận và thực tiễn”

inh doanh đa cấp đã và đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội. Ở Việt Nam và nước ngoài đã có nhiều vụ lừa đảo liên quan đến kinh doanh đa cấp. Nhằm giúp sinh viên và những người có quan tâm được chia sẻ quan điểm, tìm hiểu và trang bị kiến thức thấu đáo về loại hình kinh doanh đa cấp, đồng thời cảnh giác với các loại hình biến tướng trong thực tế tại Việt Nam hiện nay, sáng ngày 8/12/2016, Khoa Luật Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: “Pháp luật về kinh doanh đa cấp – Những vấn đề về lý luận và thực tiễn”.

Các tham luận của hội thảo đã tập trung làm nổi bật các nội dung: Bàn luận về các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh đa cấp, kinh doanh đa cấp bất chính;  Những vấn đề quán lý nhà nước về kinh doanh đa cấp; Con đường dẫn đến kinh doanh đa cấp; Thực trạng kinh doanh đa cấp hiện nay; Một số kinh nghiệm tránh sập bẫy kinh doanh đa cấp bất chính.