Đánh giá thẩm định chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Công tác xã hội

Sáng ngày 09/6/2023, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức hội đồng thẩm định chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo đề án mở ngành đào tạo tiến sĩ ngành Công tác xã hội. Hội đồng thẩm định, đánh giá hồ sơ mở ngành đào tạo (đề án mở ngành, chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo thực tế) trình độ Tiến sĩ ngành Công tác xã hội, mã số 9760101 được thành lập theo Quyết định số 531/QĐ-HVPN ngày 1/06/2023 của Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Tại hội đồng, thay mặt nhóm soạn thảo đề án PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Huyền – Trưởng Khoa Công tác xã hội đã báo cáo về đề án mở ngành, chương trình đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo thực tế trình độ Tiến sĩ ngành Công tác xã hội với các nội dung: Căn cứ để mở ngành, căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình, nội dung chương trình, đề cương các học phần, các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo thực tế (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,…).Sau thời gian làm việc nghiêm túc, các thành viên Hội đồng thẩm định đã đánh giá khách quan, khoa học về chương trình đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội trình độ tiến sĩ. Các thành viên Hội đồng đã phát biểu ý kiến, đánh giá cao chất lượng đề án mở chương trình đào tạo do Học viện Phụ nữ Việt Nam chuẩn bị, khẳng định sự cần thiết mở chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Công tác xã hội của Học viện. Đặc biệt các ý kiến tập trung nhận xét, góp ý chi tiết về: Sự cần thiết, căn cứ thực tiễn gắn với chức năng, đặc thù của Học viện; Phương pháp giảng dạy; Yêu cầu về đội ngũ giảng viên; Phương án tuyển sinh; Tăng cường nguồn tài nguyên điện tử phục vụ đào tạo; Yêu cầu về ngoại ngữ đầu vào; Chuẩn đầu ra…Trên cơ sở kết quả thẩm định, Học viện Phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp thu, hoàn thiện chương trình đào tạo Tiến sĩ Công tác xã hội và tiến hành các công việc tiếp theo để hoàn thiện đề án mở ngành và kịp tuyển sinh trong năm 2023.
Cuộc thi VWA’s Got Talent 2023 – Nơi tài năng sinh viên tỏa sáng
Tối ngày 12/6 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam sẽ diễn ra vòng Chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam – VWA’S Got Talent năm 2023” với sự trình diễn của 12 tiết mục dự thi xuất sắc đã vượt qua hàng trăm thí sinh khác tại các vòng thi sơ khảo, bán kết.
Vòng chung kết  với sự tranh tài của 12 thí sinh được đông đảo khán giả chờ đợi và đã mang đến một không khí bùng nổ tại hội trường 1, nhà A1, Học viện Phụ nữ Việt Nam, 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.Sau những phần trình diễn kịch tính, hấp dẫn, Ban Giám khảo là những chuyên gia của các cuộc thi bao gồm: Ca sĩ Linh Chi, Diễn viên Charlie Win, Ca sĩ Hoàng Hồng Ngọc, NSƯT Trần Quý Quốc, NCS. Bùi Gia Huân đã làm việc với tinh thần công bằng, khách quan để tìm ra những thí sinh xuất sắc để nhận những danh hiệu xứng đáng:  NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG – SBD 15 – Tiết mục Múa – “Người anh hùng đất đỏ” đã giành giải Quán quân cuộc thi VWA’s Got Talent; Đồng giải Nhì thuộc về:  NGUYỄN ĐỨC DUY – SBD 10 với tiết mục Lồng tiếng phim “Bố già”;  NGUYỄN HOÀNG MY – SBD 29 với tiết mục múa “Tát nước đêm trăng”; Đồng giải Ba thuộc về:  NGUYỄN TRUNG ĐỨC – SBD 08 với phần dự thi hát “Lạy mẫu anh linh”;  TRƯƠNG THỊ KHÁNH LY – SBD 27, với tiết mục Múa “Hồi ức”;  HOÀNG THỊ MỸ DUYÊN – SBD 11 với tiết mục múa “Hóa vàng – Mục hạ vô nhân”.
Hội đồng thẩm định đề cương tài liệu nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ nữ vùng DTTS
Nhằm triển khai hiệu quả dự án 8 ‘Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn cấp thiết của phụ nữ và trẻ em’ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn  2021 – 2023 và kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng ‘Phát triển nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ nữ cơ sở trong hệ thống chính trị vùng DTTS’; Sáng ngày 12/6/2023, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội đồng thẩm định đề cương tài liệu:  ‘Phát triển nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ nữ cơ sở trong hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số’.
 
Các thành viên hội đồng đã nghiên cứu kỹ tập tài liệu và có những nhận xét, góp ý chi tiết về các vấn đề hình thức, nội dung của từng chuyên đề cũng như cách truyền tải các thông điệp, hướng dẫn sử dụng đến đối tượng tiếp nhận kiến thức thuộc tập tài liệu.Tuy nhiên, tập tài liệu cần thể hiện rõ đặc thù liên quan tới vùng DTTS và đối tượng sử dụng tài liệu là cán bộ nữ cơ sở trong hệ thống chính trị vùng DTTS; Cần lược đơn giản và gắn với đặc thù đối tượng sử dụng. Làm rõ: Yêu cầu; Mô hình; Vai trò của Phụ nữ DTTS trong chuyển đổi số; Nội dung dàn trải so với thời gian tập huấn 3 ngày, cần có điểm nhấn về nội dung cốt lõi nhằm nâng cao năng lực cán bộ nữ; Lựa chọn giới thiệu các ứng dụng MXH thịnh hành, phù hợp thị hiếu của đối tượng, có lượng người dùng nhiều; Bổ sung nội dung tập huấn về cách tuyên truyền trên nền tảng số (kỹ năng sử dụng Facebook trong tuyên truyền, vận động phụ nữ DTTS; Hướng dẫn tạo, vận hành fanpage…); Đảm bảo vấn đề an ninh mạng: Các nguyên tắc đảm bảo an ninh mạng; Cách phòng tránh những chiêu trò lừa đảo, lợi dụng chiếm đoạt tiền, tài sản…; Hướng dẫn khai thác thông tin và sử dụng thông tin an toàn trên môi trường mạng ; Xây dựng bộ sản phẩm truyền thông bằng hình ảnh infographic về các loại hình ứng dụng, các bước thực hiện bản online và offline.