Học viện Phụ nữ Việt Nam và Tổ chức Hỗ trợ ĐH Thế giới Canada (WUSC)
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam và Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới Canada (WUSC), ngày 21&24/9/2021, Học viện đã có 2 phiên làm việc với tổ chức WUSC và Tình nguyện viên. 
Phó Giám đốc Dương Kim Anh đã giới thiệu chung về Học viện, giúp TNV hiểu hơn về cơ cấu tổ chức và chương trình giảng dạy của các khoa/ngành tại Học viện. Về chương trình làm việc của TNV, TS. Dương Kim Anh đề xuất các buổi làm việc trực tuyến, tổ chức các buổi toạ đàm với giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên Học viện trong các lĩnh vực về truyền thông như thiết kế website, viết nội dung quảng bá trên mạng xã hội, quảng bá thương hiệu… Đại diện Tổ chức WUSC đề cao hiệu quả làm việc với TNV của Học viện trong các năm qua với các đối tác và thể hiện sự tán thành, nhất trí cao với các đề xuất của TS. Dương Kim Anh.TNV Meena Siva bày tỏ niềm hứng thú được làm việc với Học viện và hi vọng sẽ tận dụng được hết kiến thức của mình để hỗ trợ Học viện.
Bế giảng lớp “Bồi dưỡng Nghiệp vụ công tác Hội” tại Bắc Kạn
Thực hiện Kế hoạch Đề án Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam các cấp và chi hội trưởng phụ nữ (gọi tắt là Đề án 1893) năm 2021; Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Học viện phụ nữ Việt Nam tổ chức lớp “Bồi dưỡng Nghiệp vụ công tác Hội” cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở từ từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 22 tháng 9 năm 2021.
Khóa học đã đem lại những kiến thức bổ ích, thời sự giúp các học viên cập nhật thêm thông tin và ứng dụng hiệu quả cá kỹ năng vào quá trình giải quyết công việc thực tế tại địa phương. Các học viên cũng mong muốn trong các chương trình bồi dưỡng tiếp theo, các giảng viên bổ sung thêm nhiều tình huống thực tiễn để học viên có thể thảo luận nhiều hơn. Đồng thời, các học viên cũng mong muốn tiếp tục được tham gia những khóa học bổ ích khác do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhằm nâng cao năng lực của bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thiết kế GAME – Bật mí chuyện nghề nghiệp

Với mục tiêu nâng cao chia sẻ thực tế nghề nghiệp, nâng cao năng lực học tập và nghiên cứu của sinh viên, tạo môi trường giao lưu học hỏi với các doanh nghiệp có chuyên môn trong lĩnh vực đồ họa đa phương tiện, sáng ngày 25/9/2021, khoa Truyền thông đa phương tiện – Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình Nói chuyện chuyên đề “THIẾT KẾ GAME – BẬT MÍ CHUYỆN NGHỀ NGHIỆP”.

Tại buổi nói chuyện, Giám đốc sáng tạo Tào Tuấn Linh đã chia sẻ kinh nghiệm làm thiết kế, phát triển dự án game, trong đó tập trung vào chia sẻ quy trình sản xuất game, những yếu tố nền tảng cần có khi làm thiết kế game, giới thiệu về các bước làm game với những nghiên cứu, phương pháp sáng tạo cụ thể trong tạo hình nhân vật, môi trường, giao diện game. Bên cạnh đó, chuyên gia còn lưu ý với sinh viên một số điều, nhắc nhở các bạn tích lũy kiến thức trong quá trình học tập để từ đó vận dụng vào tương lai nghề nghiệp sắp tới.
Nói chuyện chuyên đề: “Kiến thức phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em dành cho nhà CTXH”
Nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội với trẻ em cho sinh viên ngành Công tác xã hội, sáng ngày 29 tháng 9 năm 2021, khoa Công tác xã hội, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Kiến thức phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em dành cho nhà Công tác xã hội”.
Tại buổi nói chuyện, chuyên gia đã chia sẻ các nội dung như: nhận biết các dấu hiệu về xâm hại tình dục; cách thức đánh giá nguy cơ về xâm hại tình dục trẻ em; những lưu ý của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với trẻ em về vấn đề xâm hại tình dục…Cũng trong buổi nói chuyện chuyên đề, sinh viên ngành Công tác xã hội đã có cơ hội để lắng nghe và chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về vai trò của Công tác xã hội trong vấn đề bảo vệ trẻ em, đặc biệt là phòng tránh xâm hại tình dục của trẻ em. Điều này giúp sinh viên tích lũy thêm kiến thức, hiểu và gắn bó hơn với ngành học của mình, giúp sinh viên nhận thức rõ về trách nhiệm trong việc học tập, nâng cao kiến thức để trở thành một nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp, có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng trong hỗ trợ và bảo vệ trẻ em.