Để đưa ra bảng xếp hạng 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, EF sử dụng dữ liệu thu thập được từ bài kiểm tra của 750.000 người từ 18 tuổi trở lên trong năm 2013.
Theo đó, nhóm dẫn đầu (rất cao) là 7 quốc gia châu Âu gồm xếp theo thứ tự: Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Ba Lan, Áo.
Tiếp theo có 11 cái tên được đánh giá cao, trong đó đứng đầu nhóm (vị trí thứ 8 toàn bảng) là E-xtô-ni-a, kế đến là Bỉ, Đức, Xlô-ven-ni-a, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Lay-vi-a, Ác-hen-tina, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri và Thụy Sĩ.
Nhóm trung bình gồm có 13 cái tên, dẫn đầu là Cộng hòa Séc, kế tiếp là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; 3 cái tên cuối nhóm này là Pháp, Đài Loan, Hồng Kông.
Ông Minh N. Trần – Giám đốc Nghiên cứu và hợp tác học thuật EF cho biết, Việt Nam đã có tiến bộ về tiếng Anh trong 7 năm gần đây. |
Việt Nam dù được đánh giá thuộc nhóm 3 quốc gia Đông Nam Á có tiến bộ nhanh về tiếng Anh (cùng với In-đô-nê-xi-a và Thái Lan), nhưng vẫn bị xếp trong nhóm thấp (đứng ở vị trí 33 trên bảng xếp hạng tổng thể).
Theo ông Minh N. Trần – Giám đốc Nghiên cứu và hợp tác học thuật EF, trình độ Anh ngữ của người trưởng thành ở Việt Nam còn thấp, dũ kỹ năng đã cải thiện trong 7 năm trở lại đây, tập trung ở nhiều thành phố lớn. Đáng chú ý mức độ cải thiện Anh ngữ tại TP.HCM tốt hơn Hà Nội.
Ông Trần nói: "Tiếng Anh vẫn là một chỉ số quan trọng về khả năng cạnh tranh kinh tế của một quốc gia, với mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ tiếng Anh và thu nhập, chất lượng cuộc sống, môi trường và thương mại quốc tế. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên do trình độ Anh ngữ vẫn còn một khoảng cách khá dài so với nhóm dẫn đầu ở châu Âu, do đó còn nhiều cơ hội về hợp tác kinh tế chưa thể khai thác. Tôi thấy rất thú vị vì gần đây nhiều sinh viên Việt Nam đã học tới hai ngoại ngữ".
Cũng theo bảng xếp hạng này, nhóm "rất thấp"có 19 cái tên, trong đó 4 cái tên đứng đầu là Gioóc-đan-ni, Ca-ta, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan và 3 cái tên cuối bảng là Cam-pu-chia, Li-bi, I-rắc.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/