Phòng Đào tạo

GIỚI THIỆU PHÒNG ĐÀO TẠO
 

TRƯỞNG PHÒNG: TS. NGUYỄN PHI LONG

Học vị: Tiến sĩ Luật

Email: nguyenphilong@vwa.edu.vn

Lý lịch khoa học

Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Học viện phát triển các chương trình đào tạo, tổ chức tuyển sinh và quản lý các hoạt động đào tạo đại học, sau đại học và lý luận chính trị – hành chính.

Các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:

1. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, mở ngành mới

a. Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch dài hạn và ngắn hạn liên quan đến mục tiêu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, quy mô và phương thức đào tạo.

b. Chủ trì xây dựng, công bố kế hoạch năm học, lịch học kỳ chính thức, lịch bổ sung, lịch thực tế, thực tập cho tất cả các lớp học phần, tín chỉ.

c. Chủ trì xây dựng các đề án liên kết đào tạo; đầu mối tổ chức liên kết các chương trình đào tạo dài hạn trong nước.

d. Hướng dẫn, phối hợp với các Khoa, Bộ môn xây dựng, chỉnh sửa mục tiêu, chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo; đầu mối tổ chức nghiệm thu, công bố các chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo.

e. Đầu mối tổ chức xây dựng đề án mở ngành đào tạo mới, bãi bỏ các ngành học không còn phù hợp để Giám đốc Học viện phê duyệt theo quy định.

f. Hướng dẫn, phối hợp với Phân hiệu thực hiện kế hoạch đào tạo chung của Học viện; tham mưu cơ chế giao nhiệm vụ, quản lý hoạt động đào tạo của Phân hiệu.

2. Công tác tuyển sinh

a. Tham mưu xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng đề án tuyển sinh hàng năm.

b. Lập kế hoạch, các thông báo tuyển sinh, tổ chức công tác tuyển sinh theo quy định.

c. Chủ trì xây dựng kế hoạch và điều phối thực hiện các hoạt động hỗ trợ tuyển sinh.

d. Tham mưu thành lập, kiện toàn hội đồng tuyển sinh; thành viên thường trực của hội đồng tuyển sinh; chủ trì chuẩn bị các tài liệu cho hội đồng tuyển sinh.

e. Đầu mối kết nối, phát triển đội ngũ cộng tác viên tuyển sinh, giám sát hoạt động và phối hợp xác nhận, thanh toán cho cộng tác viên tuyển sinh.

f. Tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho các lớp liên kết đào tạo trong nước.

g. Chủ trì tổ chức các lớp học ôn tập, chuyển đổi, bổ sung kiến thức, kỳ thi đầu vào cho người học.

h. Phối hợp đánh giá đầu vào các chương trình đào tạo đại học, sau đại học;

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo

a. Xây dựng, phổ biến các quy chế đào tạo, quy trình công việc liên quan đến công tác đào tạo của Học viện trên cơ sở các quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám sát việc thực hiện quy định, quy trình đào tạo của các đơn vị.

b. Tổ chức cho người học đăng ký học tập theo lịch học kỳ trực tiếp và trực tuyến.

c. Bố trí các lớp học trên giảng đường và khởi tạo các lớp học trên hệ thống học tập trực tuyến.

d. Giám sát công tác giảng dạy, học tập theo kế hoạch được duyệt; giám sát các hoạt động đào tạo của Phân hiệu.

e. Đầu mối quản lý phần mềm quản lý đào tạo: cập nhật, bổ sung các thông tin liên quan đến chương trình đào tạo, hồ sơ người học, đề cương chi tiết học phần.

f. Quản lý điểm của người học: Tập hợp, thống kê, xử lý và lưu trữ các thông tin về học vụ; phối hợp trong công tác khảo thí, đánh giá người học.

g. Thống kê, xác nhận giờ chuẩn giảng dạy, hợp đồng giảng dạy của giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng.

h. Đầu mối tổ chức lễ khai giảng, lễ bế giảng/tốt nghiệp các chương trình đào tạo dài hạn.

i. Lập các báo cáo, thống kê liên quan đến công tác đào tạo, báo cáo tổng kết năm học theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền và lãnh đạo Học viện; công khai các thông tin theo quy định.

4. Xét công nhận kết quả học tập, công nhận tốt nghiệp

a. Hoàn thiện hồ sơ học viên, hội đồng đánh giá, công nhận kết quả bảo vệ luận văn, luận án.

b. Tổ chức đánh giá khóa luận trung cấp chính trị, luận văn, luận án; tổng hợp và đánh giá đầu vào, đánh giá kết thúc các môn học hệ trung cấp chính trị.

c. Tổ chức việc xét tiến độ học tập, ngừng học, thôi học, xét tốt nghiệp của người học theo quy chế và quy định hiện hành.

5. Công tác cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận

a.Lập hồ sơ nhận và sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.

b. Quản lý và theo dõi việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm tốt nghiệp của các hệ đào tạo của Học viện theo quy định.

c. In, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận và bảng điểm học tập từng giai đoạn, cả khóa học.

d. Xác minh thông tin văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đã cấp.

  1. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao theo quy định của pháp luật hiện hành và của Học viện.
  2. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.