1. Thời gian thành lập
Phòng Công tác sinh viên được thành lập theo quyết định số 38/QĐ-GĐ ngày 03/3/2015 của Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Trải qua 6 năm xây dựng và trưởng thành, Phòng đã từng bước phát triển, trở thành một đơn vị tham mưu có hiệu quả trong việc thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý và triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên.
Diễn giả chia sẻ về Văn hóa đọc nhân ngày sách Việt Nam 21/4
2. Chức năng, nhiệm vụ
Phòng Công tác sinh viên là đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc Học viện trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác sinh viên của Học viện.
Các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:
Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Triển khai các đợt sinh hoạt chính trị, học tập các Nghị quyết của Đảng và chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Giám đốc Học viện; nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của sinh viên, đề xuất với Ban Giám đốc Học viện hình thức tuyên truyền giáo dục phù hợp, kịp thời;
Quản lý phòng truyền thống Học viện, lưu trữ tư liệu; tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giới thiệu về lịch sử phát triển của Học viện;
Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân, học sinh, sinh viên” vào đầu mỗi năm học với nội dung cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Học viện;
Tổ chức đối thoại giữa Ban Giám đốc Học viện với sinh viên theo định kỳ;
Tổ chức công tác “Cố vấn học tập” cho sinh viên theo quy định;
Quản lý hồ sơ hành chính sinh viên: Giấy khai sinh, lý lịch, giấy tờ chứng nhận chế độ ưu tiên, chứng nhận sức khỏe, hồ sơ theo dõi quá trình rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật…
Tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với sinh viên: học bổng, miễn giảm học phí, bảo hiểm, tín dụng và các chế độ khác cho sinh viên;
Cấp thẻ sinh viên và các loại giấy xác nhận sinh viên;
Quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú;
Tổ chức/ các hoạt động tư vấn, đào tạo kỹ năng mềm, tham gia kết nối sinh viên với các doanh nghiệp, tổ chức;
Giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của sinh viên theo thẩm quyền;
Chủ trì tổ chức đánh giá, phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên. Triển khai công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật sinh viên;
Tổng hợp, báo cáo công tác học sinh, sinh viên theo quy định;
Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao theo quy định của pháp luật hiện hành và của Học viện;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Học viện giao.
3. Thành tích nổi bật
Tính đến năm 2021, Phòng Công tác sinh viên đang tiến hành giáo dục, quản lý gần 4000 sinh viên ở 9 ngành đào tạo: Công tác xã hội, Quản trị kinh doanh, Luật, Giới và Phát triển, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Truyền thông đa phương tiện, Luật kinh tế, Kinh tế và Tâm lý học. Quy mô đào tạo và số lượng sinh viên liên tục tăng theo năm đặt ra nhiều thách thức trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý cũng như triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và hướng đến sự chuyên nghiệp, Phòng CTSV đã tích cực, chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý, hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên qua đó giúp sinh viên có ý thức tốt trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của Học viện, tích cực học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng và biết nắm bắt, vận dụng những cơ hội việc làm trong và sau khi ra trường. Bên cạnh đó, Phòng luôn quan tâm tới việc xây dựng và quảng bá hình ảnh sinh viên Học viện như tổ chức cuộc thi Tiếng hát sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam (2017, 2019), Nữ sinh thanh lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam (2016, 2018), đưa sinh viên tham gia và đạt giải nhiều cuộc thi lớn (Gương mặt trang bìa 2017, Gương mặt sinh viên Việt Nam 2019….).
Chung kết cuộc thi Sinh viên thanh lịch năm 2020
Với những nỗ lực cố gắng và thành tích đã đạt được Phòng luôn được đánh giá và ghi nhận tích cực từ Lãnh đạo Học viện:
+ Năm 2016, Phòng CTSV được khen chuyên đề về công tác huy động tập hợp sinh viên.
+ Năm 2017, 2018, 2019 là đơn vị đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
4. Định hướng phát triển
Thứ nhất, tiếp tục tham mưu, hoàn thiện hệ thống qui chế, qui định về công tác sinh viên Học viện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sinh viên; xây dựng mạng lưới để nắm tình hình sinh viên; triển khai tự đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên và đánh giá công tác sinh viên của nhà trường.
Thứ hai, tăng cường nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý sinh viên, tổ chức các hoạt động phong trào cho sinh viên… đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên phù hợp với đặc điểm đào tạo. Đẩy mạnh các hoạt động tự rèn luyện, tổ chức phong trào thi đua, phát hiện và bồi dưỡng để phát triển Đảng trong sinh viên gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục công dân trên hệ thống Website của Học viện, qua các hoạt động truyền thông học đường, giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc và toàn diện về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển đất nước.
Thứ tư, tích cực tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kĩ năng theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của sinh viên; giúp sinh viên tự phòng tránh các tệ nạn xã hội; tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với cộng đồng. Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức lối sống, xây dựng lối sống mới có văn hóa trong sinh viên, chú trọng công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông và thực hiện văn hóa giao thông cho sinh viên.
Thứ năm, thường xuyên tổ chức công tác vinh danh, tuyên dương, khen thưởng các tấm gương sinh viên tiêu biểu, xuất sắc vượt khó trong học tập, rèn luyện. Tổ chức tốt công tác cố vấn học tập cho sinh viên.
Thứ sáu, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình “Tuần học kỹ năng mềm” cho sinh viên toàn Học viện nhằm thu hút sự tham gia tích cực của sinh viên và giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng cho sinh viên chuẩn bị hành trang sau tốt nghiệp.
Thứ bảy, tham mưu tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân, sinh viên” để giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trang bị đầy đủ, kịp thời một số thông tin cơ bản để sinh viên hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân – sinh viên trong quá trình đào tạo. Đảm bảo các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe sinh viên.
Thứ tám, tăng cường liên kết, khai thác các nguồn lực xã hội, nguồn lực từ các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân…hỗ trợ sinh viên như khai thác các nguồn học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, học bổng hỗ trợ các sinh viên khuyết tật, các giải thưởng cho sinh viên tham gia các cuộc thi như Tiếng hát sinh viên, Nữ sinh thanh lịch… Khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên và thu hút sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Thứ chín, tăng cường kết nối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội… nhằm nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm, quan sát thực tế công việc, tham gia các buổi tuyển dụng thực tế để tích lũy kinh nghiệm… Từ đó giúp sinh viên đủ tự tin, đủ kiến thức tham gia tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp, nâng cao chất lượng việc làm cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.
5. Nhân sự
– Lãnh đạo Phòng: ThS. Bùi Gia Huân – Trưởng phòng
– Các chuyên viên:
+ ThS. Hoàng Thế Minh
+ ThS. Trần Thị Thanh
+ ThS. Hoàng Thị