Song song với các công việc đó, Ban giám đốc đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Học viện thực hiện tích cực các hoạt động chuyên môn gắn với chức năng được quy định. Được giao nhiệm vụ là đầu mối tham mưu cho Ban Giám đốc về định hướng chiến lược phát triển công tác đào tạo ngắn hạn, nghiên cứu, khảo sát nhu cầu và xây dựng, quản lý chương trình, tài liệu về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ, đáp ứng yêu cầu của đội ngũ cán bộ Hội các cấp,về công tác Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Hội và cán bộ nữ, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ đã xây dựng, trình và được Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp giai đoạn 2013-2017” theo Quyết định số 1891/QĐ-TTg. Triển khai thực hiện Đề án (1891) năm 2013-2014 trung tâm đã mở được 39 lớp trung cấp, bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng theo chức danh tại Học viện và tại địa phương. PV: Chị Vũ Thị Thanh – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Ninh Bình
Tôi là CB từ lĩnh vực khác về với tổ chức Hội, đang trong thời điểm rất lo lắng phải công tác làm sao để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và chị em PN tin tưởng. tôi được tham gia 1 số khoá học của trường Hội trước đây, nay là HVPNVN. Khoá học đầu tiên tôi tham gia vào năm 1998, thời gian chỉ có 2 tháng nhưng đã trang bị cho tôi rất nhiều kỹ năng, giúp cho tôi tự tin trong công tác của mình, đặc biệt là PP làm việc và kỹ năng vận động PN trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. những kiến thức kỹ năng đã giúp tôi tự tin trong hoàn thành nhiệm vụ của mình, tôi khẳng định được và có sự trưởng thành như ngày hôm nay. |
Trung tâm cũng là đầu mối phối hợp với các đơn vị trong Học viện tổ chức lớp Bồi dưỡng cho 15 cán bộ Hội LHPN Lào trong 03 tháng và Bồi dưỡng cho 30 cán bộ Hội Phụ nữ vì hòa bình và phát triển của Cam Pu Chia trong 1 tháng. PV: Ths. Nguyễn Thị Kim Khánh – GĐ TT Bồi dưỡng cán bộ – HV Phụ nữ Việt Nam
Theo chiến lược phát triển HV đến năm 2020, HVPNVN phấn đấu ít nhất 90% CB Hội cấp TƯ và cấp tỉnh mới vào làm việc sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản cũng như những kỹ năng mềm để đáp ứng được yêu cầu về công tác chuyên môn. Tương tự như vậy, 90% CB chuyên trách cấp tỉnh cũng được BD theo các ban, chuyên đề, đồng thời cũng được cập nhật những kiến thức, thông tin về nghiệp vụ công tác Hội, đáp ứng cho nhiệm vụ theo chức danh. 90% CB chuyên trách cấp được BD nghiệp vụ công tác hàng năm. Đặc biệt với CB cấp cơ sở, đối tượng trọng tâm trong NQ ĐH lần thứ 11, sẽ có 90% chị em là CT HPN cơ sở được bồi dưỡng để chuẩn hoá chức danh. Với đội ngũ Chi hội trưởng, tổ trưởng: phấn đấu 50% chị em được bồi dưỡng, cập nhật về nghiệp vụ để chuẩn hoá. Ngoài ra HVPN còn có những nhiệm vụ như tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CB nữ nhằm góp phần nâng cao chất lượng, năng lực công tác cho đội ngũ CB nữ để nâng cao tỷ lệ CB nữ trong cấp uỷ Đảng, HĐND các cấp cho nhiệm kỳ tới. 1 nhiệm vụ nữa rất vẻ vang là đào tạo cho CB hội nữ của Hội PN Lào, Campuchia theo Đề án của Thủ tướng CP. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm để hoàn thành được những chỉ tiêu do văn kiện ĐH PN toàn quốc lần 11 và chiến lược PT HV đến năm 2020 đã xác định. |
Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là công tác bồi dưỡng cán bộ, trong hơn 10 năm kể từ khi Ban Nghiên cứu thuộc TW Hội sáp nhập về trường Cán bộ Phụ nữ TW với tên gọi Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ và hiện nay là Viện Nghiên cứu Phụ nữ, công tác NC đã được quan tâm theo hướng vừa giải quyết các vấn đề liên quan đến PN, BĐG, công tác hội; vừa tham gia quá trình NC để trực tiếp phục vụ công tác giảng dạy và đào tạo của HV. Tính đến tháng 12/2014, Viện NCPN (trực thuộc HVPNVN) đã thực hiện 1 đề tài KH cấp NN về nguồn NL nữ, thực hiện 42 đề tài NC cấp bộ, 10 đề tài NC cấp cơ sở. trong thực tế, những năm qua công tác NC đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, thường trực ĐCT Hội, các ban/đơn vị thuộc TƯ Hội và sự quan tâm của địa phương. Trong thời gian tới, Ban Giám đốc cũng đã xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với công tác nghiên cứu: PV: Ths. Hà Thị Thanh Vân – PGĐ HVPNVN, Viện trưởng Viện NCPN
Trong thời gian tới, đặc biệt là giai đoạn từ 2015-2022, định hướng của HV sẽ tham mưu cho Hội LHPNVN chỉ đạo các địa phương tập trung vào các vấn đề liên quan đến lý luận về PN, Hội LHPN, về BĐG, về chính sách – luật pháp để phục vụ cho việc giám sát, phản biện XH. Định hướng thứ 2 là tổng kết thực tiễn: tất cả các hoạt động của hội LHPNVN ở các góc độ liên quan đến chức năng đại diện, bảo vệ và hỗ trợ cho PN ở các lĩnh vực, trong đó tâp trung vào các khía cạnh liên quan đến giáo dục, đào tạo, kinh tế cũng như các vấn đề mà PN cần hỗ trợ như vấn đề con cái, gia đình… Định hướng tiếp theo là tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến PN trong bối cảnh cộng đồng chung ASEAN hình thành và VN ngày càng hội nhập quốc tế 1 cách sâu rộng (lao động nữ di cư, hôn nhân đa văn hoá…). Định hướng thứ 4 là nhằm hướng tới việc tự chủ, HVPN… (nói k rõ). Dự kiến đến năm 2020, có 1 đề tài NC cấp NN, và tăng hơn nữa các đề tài cấp Bộ, mỗi năm tăng 5-10% đề tài cấp cơ sở. từ năm 2015, triển khai các hoạt động NCKH cho SV (thực hiện đề tài, hội thảo KH, sinh hoạt KH) để thông qua đó, không chỉ hỗ trợ cho các em trong quá trình học tập, mà giúp các em có tư duy NC tốt, sau này ra trường đáp ứng được yêu cầu của công việc. |
Ngay sau khi Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BGDĐT ngày 27/3/2013, cho phép Học viện phụ nữ Việt Nam đào tạo các ngành có trình độ Đại học, Học viện đã nhanh chóng triển khai công tác tuyển sinh đại học. Sau hai năm tuyển sinh thành công, hiện nay học viện có tổng số 540 sinh viên đến từ khắp mọi miền tổ quốc đang theo học 2 ngành Quản trị kinh doanh và Công tác xã hội. Trong năm 2015, trường dự kiến mở thêm ngành Luật và ngành Giới và phát triển với tổng số chỉ tiêu tuyển sinh là 500 sinh viên. |
Được xác định là đối tượng quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Học viện, sinh viên của Học viện Phụ nữ Việt Nam được bố trí học tập tại những giảng đường được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại… Sử dụng nguồn tư liệu thư viện đầy đủ, phong phú, ứng dụng phần mềm quản lý thư viện điện tử hiện đại ILIB 6.5. Việc quản lý dạy và học tại Học viện Phụ nữ Việt Nam được thực hiện trên phần mềm quản lý đào tạo Edusoft nhằm tối ưu hóa việc sử dụng cơ sở vật chất, bố trí giảng viên, quản lý điểm sinh viên. Hệ thống đào tạo trực tuyến (E-Learning) cũng đã được Học viện phụ nữ Việt Nam đầu tư xây dựng, liên kết công nghệ với các đơn vị có uy tín nhằm đem lại nhiều trải nghiệm mới đầy tiện ích trong công tác bồi dưỡng cán bộ và đào tạo đại học.
|
Để tránh tình trạng thiếu kinh nghiệm thực tế, mơ hồ về nghề nghiệp tương lai, Học viện thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu giữa sinh viên với các chuyên gia đến từ các trường Đại học, các tổ chức đào tạo uy tín trên thế giới như: Đại học Sydney – Úc, Hiệp Hội Công tác xã hội Nga, tổ chức Pact Services Australia… và tham gia các hoạt động cộng đồng do nhiều trường Đại học trên địa bàn Hà Nội tổ chức. |
Bên cạnh đó Học viện đã tham gia hợp tác trong khuôn khổ các chương trình, dự án giáo dục với Vương quốc Bỉ, Hàn Quốc, Hà Lan, Canada, Liên bang Nga, Viện ISDS, tổ chức Unicef, ,vv… Hiện tại, Học viện đang triển khai, thực hiện 3 dự án ngắn hạn về đào tạo và nghiên cứu được hỗ trợ từ UN Women, KOICA, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức… |
Đây là nền tảng, điều kiện để Học viện đẩy mạnh công tác gắn kết, phối hợp giữa hệ thống giáo dục, đào tạo nghề, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội trong nước cũng như quốc tế. Không chỉ được sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, tham gia các tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ năng động, nhiệt huyết các bạn sinh viên còn thường xuyên được tham gia các hoạt động nâng cao chuyên ngành, kỹ năng cũng như giúp các bạn tự tin xây dựng hình ảnh sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam năng động, sáng tạo. |
Cùng với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, Học viện Phụ nữ đang triển khai xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các trình độ và các hình thức đào tạo; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học lý luận và tổng kết thực tiễn phục vụ phong trào phụ nữ; kết hợp chặt chẽ hoạt động đào tạo, nhất là sau đại học với hoạt động nghiên cứu khoa học. |
Với những thành tích đã đạt được, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 1980; Huân chương lao động hạng Nhì năm 1990; Huân chương lao động hạng Nhất năm 2000; Huân chương Độc lập hạng ba năm 2005; Huân chương độc lập hạng Nhì năm 2009 và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và bằng khen của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPNVN năm 2015.
Bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho TS. Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện |
PV: TS. Trần Quang Tiến – Giám đốc HV
Toàn thể cán bộ, viên chức của HV đang tập trung xây dựng chiến lược phát triển HV giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó những nội dung cơ bản đã được thống nhất là: Về sứ mệnh, HVPNVN tiếp tục là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, uy tín về CTPN, công tác hội; đồng htời HV sẽ tham gia đào tạo nguồn NL có chất lượng cao cho XH và tiến hành các hoạt động NCKH để tham mưu cho Đảng, CP và Hội LHPN về các c/sách liên quan đến PN và BĐG 6 mục tiêu cơ bản đến năm 2020, trong đó khẳng định HV sẽ tích cực, chủ động khai thác nguồn lực bên trong và bên ngoài để xây dựng mô hình HV năng động, hiệu quả, tăng dần khả năng tự chủ tài chính để thực hiện thành công những mục tiệu cơ bản là: 1. Về bồi dưỡng cán bộ: phấn đấu là đầu mối tổ chức thành công các mục tiêu, KH về bồi dưỡng CB Hội, CB nữ do Thủ tướng và Hội LHPN phê duyệt. tính TB hàng năm sẽ có 2000 lượt cán bộ Hội, cán bộ nữ được tham gia các lớp bồi dưỡng do HV tổ chức. 2. Về đạo tạo ĐH, SĐH: HV chủ trương coi trọng chất lượng hơn só lượng nên tập trung đào tạo ĐH, SĐH 1 số ngành đặc thù gắn với PN, BĐG và với sứ mệnh, vai trò của Hội LHPNVN; đảm bảo SV sau khi TN đạt chuẩn đầu ra có tính hội nhập và cạnh tranh cao. 3. Về hoạt động KHCN: đặt mục tiêu trở thành 1 cơ sở NCKH có uy tín về những vấn đề PN và BĐG, có khả năng tham mưu thành công về những chủ trương, chính sách liên quan. 4. Về hợp tác quốc tế: mở rộng phát triển QH HTQT, ở mức độ thường xuyên với ít nhất 10 Cơ sở đào tạo ĐH và NCKH từ các nước phát triển, trong đó có ít nhất 1 chương trình liên kết đào tạo chất lượng cao. Chúng tôi tin tưởng rằng với những giá trị cốt lõi đã và đang được xây dựng là ĐOÀN KẾT, TẬN TÂM, SÁNG TẠO, HIỆU QUẢ, toàn thể CBVC HV sẽ thực hiện thành công các nhiệm vụ trên. |
55 năm trôi qua, khoảng thời gian đặc biệt ý nghĩa đối với các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của Học viện Phụ nữ Việt Nam. Hạnh phúc và tự hào khi mỗi người được góp sức mình cho hình ảnh một Học viện trẻ trung, năng động nhưng luôn trân trọng các giá trị truyền thống và lấy đó là nguồn động lực để phát triển, hướng tới tương lai.
|