Dự án đào tạo “Khởi nghiệp thông minh cho phụ nữ” do Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam triển khai thực hiện, nhằm tranh thủ mọi nguồn vốn từ trong nước và quốc tế để đào tạo, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, hướng tới mục tiêu nâng cao vai trò, quyền năng của phụ nữ trong thời đại cách mạng công nghiệp và thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của Thủ tướng Chính phủ.

Tại diễn đàn hội nghị và hội chợ, rất nhiều câu chuyện khởi nghiệp ấn tượng đã được các học viên chia sẻ. Những câu chuyện tiêu biểu từ học viên về hành trình khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp mang nhiều ý nghĩa giá trị.

Đó là câu chuyện về chị Vi Thị Phương, người dân tộc Nùng, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với thành quả của quá trình thay đổi tư duy canh tác là đồi chè xanh mướt được trồng theo hướng hữu cơ, giúp sản phẩm của gia đình có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường.

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hoài, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại SAPO, xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình – đã chủ động tiếp thu kiến thức từ khóa đào tạo để phát triển thương hiệu hương Hồng Hạc, sử dụng loại cỏ Vetiver mang hương thơm đặc trưng với các tinh chất tốt cho sức khỏe. Hiện sản phẩm của Công ty đã đạt chuẩn OCOP 4 sao và được hỗ trợ tham gia các sự kiện trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội.

Chị Cao Thị Thanh Mai – Giám đốc công ty TNHH Tinh hoa làng Hương việt (Ứng Hòa, Hà Nội) có ý tưởng khởi nghiệp xuất phát từ ý nghĩa của hương, làn hương đi sâu vào tiềm thức con người Việt Nam, nén hương là sợi dây kết nối, thể hiện lòng biết ơn của lớp lớp thế hệ của mỗi gia đình, là biểu hiện của một vẻ đẹp tâm linh đặc biệt. Chị Cao Thị Thanh Mai mong muốn mô hình sản xuất hương của mình sẽ ngày càng phát triển mang lại nguồn thu nhập cho người dân và duy trì được làng nghề truyền thống.

Hay câu chuyện nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh, hoàn thiện dịch vụ của chị Nguyễn Thị Thu Thủy. Với lựa chọn mở cửa hàng áo cưới mang thương hiệu VIVIAN tại 74 Xã Đàn, Hà Nội, từ một cửa hàng nhỏ, đến nay chị Nguyễn Thị Thu Thủy đã mở rộng được 3 cửa hàng tại quận Đống Đa và Cầu Giấy với lợi nhuận từ 30-35%.

Có thể kể đến câu chuyện của Hoàng Thị Tú Oanh – Công ty cổ phần tình dầu và hương liệu Family (Hà Đông, Hà Nội) với mặt hàng kinh doanh là chuỗi sản phẩm thuộc dòng cản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình thảo dược và tinh dầu thiên nhiên. Chị khởi nghiệp xuất phát từ lý do chính bản thân hay bị bệnh, đã sử dụng nhiều loại thuốc ko khỏi vì vậy với 1 người có cơ địa dị ứng, có cả con cũng bị, do gia đình có nền tảng về đông y gia truyền nên đã trực tiếp nghiên cứu và ra mắt sản phẩm. Từ khi đưa sản phẩm ra thị trường, sản phẩm luôn đc cải tiến để giải quyết nhiều loại bệnh như xương khớp, viêm mũi, viêm xoang….Có sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Mục đích sản xuất mặt hàng này, chị Oanh cũng muốn hỗ trợ đc nhiều người hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh, lan tỏa sản phẩm tốt đến với nhiều người, đặc biệt là trẻ em bởi sự an toàn, lành tính của sản phẩm. Không chỉ vậy, do sản phẩm được sản xuất từ thảo dược bắt nguồn từ những sản phẩm nông nghiệp nên đã hỗ trợ bà con nông dân có thu nhập bên vững có công ăn việc làm. Chị Oanh mong muốn dòng sản phẩm của mình sẽ phày càng được cộng đồng trong nước và quốc tế tin dùng, khẳng định giá trị, thương hiệu của sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam do phụ nữ làm chủ. 

Một ví dụ khác là sản phẩm của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh bún bánh nông sản sạch Đa Mai (tỉnh Bắc Giang). Chi Lương Thị Diện là đại diện hợp tác xã đã gắn bó và khởi tạo mô hình kinh doanh với sự hỗ trợ của Hội LHPN nhằm duy trì, phát triển làng nghề của quê hương. Đa Mai là một làng nghề truyền thống với các sản phẩm chủ lực như bún tươi, bún khô, kẹo lạc, chè lam, bánh gio…. Chị Diện muốn cùng quê hương mình truyền thông, phân phối, mở rộng địa bàn cung cấp, nâng cao chất lượng sản phẩm của địa phương. Chị mong muốn sẽ có thêm nhiều cơ hội học tập, kết nối và phát triển sản phẩm của hợp tác xã cả về quy mô sản xuất lẫn uy tín thương hiệu. 

Chị Cao Thị Thanh Mai – Giám đốc công ty TNHH Tinh hoa làng Hương việt (Ứng Hòa, Hà Nội) có ý tưởng khởi nghiệp xuất phát từ ý nghĩa của hương, làn hương đi sâu vào tiềm thức con người Việt Nam, nén hương là sợi dây kết nối, thể hiện lòng biết ơn của lớp lớp thế hệ của mỗi gia đình, là biểu hiện của một vẻ đẹp tâm linh đặc biệt. Chị Cao Thị Thanh Mai mong muốn mô hình sản xuất hương của mình sẽ ngày càng phát triển mang lại nguồn thu nhập cho người dân và duy trì được làng nghề truyền thống.

Khóa đào tạo khởi nghiệp thông minh dành cho phụ nữ không chỉ góp phần cung cấp kiến thức khởi sự kinh doanh mà còn truyền lửa, tiếp thêm sức mạnh, lòng quyết tâm cho chị em phụ nữ tự tin khởi nghiệp. Nhiều phụ nữ, chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc được hỗ trợ. Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số được nâng cao kiến thức về khởi nghiệp và kỹ năng quản lý kinh doanh, phát triển các ý tưởng kinh doanh khả thi, cũng như hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường kinh doanh. Từ các khóa học tại Học viện, nhiều học viên đã xây dựng và phát triển thành công ý tưởng khởi nghiệp của riêng mình, nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Chúc các chị em ngày càng phát triển mạnh mẽ những ý tưởng khởi nghiệp thông minh, sáng tạo và thành công với niềm đam mê của mình.