Nội dung: Cuốn sách được trình bày trong 11 chương. Chương 1 trình bày một số quan niệm về sức khoẻ, đau ốm và bệnh tật. Trong chương này, người học sẽ hiểu và phân tích được các khái niệm về sức khoẻ, đau ốm và bệnh tật. Chương 2 đưa ra cách tiếp cận xã hội học về sức khoẻ. Tại chương này, bạn đọc sẽ hiểu được mô hình hành vi sức khoẻ, nắm được nội dung cơ bản của các lý thuyết xã hội học về sức khoẻ, có thể vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu sức khoẻ. Chương 3 nêu lên vai trò đau ốm. Khi đọc chương này, các bạn sẽ hiểu được khái niệm vai trò đau ốm và thuyết dán nhãn, biết vận dụng khái niệm vai trò đau ốm để phân tích thực tiễn, hiểu được y tế như là thiết chế kiểm soát xã hội. Chương 4 làm rõ được mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân. Chương này giúp bạn đọc hiểu được quan điểm của T.Parsons về vai trò đau ốm, biết được thế nào là bệnh nhân “tốt” và “không tốt”, hiểu được sự tương tác thầy thuốc và bệnh nhân. Chương 5 giới thiệu hành vi chăm sức khoẻ, giúp bạn đọc biết được khái niệm sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ, biết được các đặc điểm của dịch vụ y tế, hiểu được các yếu tố tác động đến hành vi chăm sóc sức khoẻ. Chương 6 trình bày bất bình đẳng xã hội và sự khác biệt trong sức khoẻ. Tại đây, bạn đọc sẽ hiểu được bất bình đẳng giai cấp, hiểu được sự khác biệt về sức khoẻ theo nhóm tuổi. Chương 7 giúp hiểu và phân biệt được khái niệm giới tính và sức khoẻ, phân tích được những rủi ro về sức khoẻ đối với phụ nữ. Chương 8 trình bày sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp lồng ghép giới vào lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ. Chương 9 đưa ra các vấn đề của sức khoẻ sinh sản, quyền sinh sản. Chương 10 trình bày sức khoẻ thanh, thiếu niên. Chương này giúp bạn đọc biết được tình hình sức khoẻ của thanh, thiếu niên hiện nay, hiểu được những hành vi ảnh hưởng đến sức khoẻ của tuổi vị thành niên, thanh niên. Chương 11 trình bày sức khoẻ người cao tuổi. Cuốn sách chắc chắn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Thư viện mời các bạn đón đọc tại tầng 7, tòa nhà A2 – Học viện phụ nữ Việt Nam.