Sự phát triển của công nghệ và số hóa
Công nghệ thông tin hiện diện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hiện đại, từ điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, cho đến các hệ thống quản lý dữ liệu phức tạp của doanh nghiệp. Sự phát triển không ngừng của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), và dữ liệu lớn (Big Data), đã tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Ngành CNTT cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn, từ lập trình viên, kỹ sư phần mềm, quản trị mạng, cho đến các vị trí liên quan đến bảo mật thông tin. Ngành CNTT cho phép nhiều chuyên gia làm việc từ xa, giúp họ có thể lựa chọn môi trường làm việc linh hoạt. Điều này đặc biệt có lợi cho những người muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, hoặc làm việc cho các công ty quốc tế mà không cần phải di chuyển. Các công việc như lập trình viên tự do, nhà phát triển ứng dụng, và nhà thiết kế web thường có thể thực hiện từ bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối Internet.
CNTT cũng không giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể. Những người làm việc trong ngành này có thể tham gia vào nhiều vai trò khác nhau như phát triển phần mềm, quản trị hệ thống, an ninh mạng, phân tích dữ liệu, hay làm việc trong các ngành khác nhau như y tế, giáo dục, tài chính, và giải trí. Điều này cho phép họ dễ dàng chuyển đổi giữa các vai trò và ngành nghề khác nhau mà không cần phải thay đổi hoàn toàn hướng đi sự nghiệp.
Tính linh hoạt và cơ hội học tập suốt đời
Một điểm đặc biệt của ngành CNTT là tính linh hoạt trong việc học tập và phát triển. Giảng viên, sinh viên, những người có đam mê trong ngành luôn có cơ hội học hỏi những công nghệ mới, tham gia các khóa học trực tuyến, và cập nhật nâng cao kiến thức của mình liên tục. Ngành CNTT cung cấp vô số tài nguyên học tập trực tuyến, từ các khóa học miễn phí đến những chương trình đào tạo chuyên sâu có chứng chỉ. Các nền tảng như Coursera, edX, Udacity, và Khan Academy cung cấp nhiều khóa học về lập trình, trí tuệ nhân tạo, học máy, và nhiều lĩnh vực khác. Điều này giúp họ giữ vững sự cạnh tranh và dễ dàng thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ.
Khả năng khởi nghiệp cao
Không chỉ mang lại những cơ hội việc làm tốt kỹ sư ngành CNTT cung cấp nền tảng tốt cho việc khởi nghiệp minh chứng là những câu chuyện thành công của các startup công nghệ trên toàn thế giới (Bill Gates – Sáng lập và Cố vấn công nghệ của Microsoft; Mark Zuckerberg – CEO của Facebook; Timothy Cook – CEO của Apple; Ginny Rometty – CEO của IBM; Larry Page – CEO và Đồng sáng lập Google; Evan Spiegel – CEO của Snapchat; Sergey Brin – Đồng sáng lập và Giám đốc phòng thí nghiệm đặc biệt của Google; David Karp – CEO của Tumblr…) Những người có kiến thức và kỹ năng trong CNTT có thể dễ dàng bắt đầu dự án của riêng mình, phát triển ứng dụng, hay cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Định hướng của xã hội và cơ hội hỗ trợ giáo dục
Các chính phủ và tổ chức giáo dục trên toàn thế giới đang tập trung vào việc thúc đẩy giáo dục CNTT, với nhiều chương trình học bổng, hỗ trợ tài chính, và chương trình đào tạo nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ với các kỹ năng cần thiết. Cụ thể như: Chương trình học bổng Fulbright là một trong những học bổng danh giá nhất thế giới do chính phủ Mỹ tài trợ, dành cho các sinh viên quốc tế xuất sắc. Học bổng này hỗ trợ sinh viên học tập ở nhiều ngành khác nhau, bao gồm CNTT Điều này đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong việc chọn ngành CNTT làm con đường sự nghiệp; Erasmus+ là chương trình của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm hỗ trợ giáo dục, đào tạo, thanh niên và thể thao tại châu Âu. Trong lĩnh vực CNTT, Erasmus+ cung cấp nhiều cơ hội học bổng cho sinh viên theo học các ngành công nghệ, kỹ thuật số, và quản lý công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Châu Âu; Học bổng Chevening là chương trình học bổng toàn cầu của chính phủ Vương quốc Anh, hỗ trợ sinh viên quốc tế theo học thạc sĩ tại các trường đại học hàng đầu ở Anh. Ngành CNTT là một trong những ngành được ưu tiên cấp học bổng này, giúp các sinh viên tiếp cận với những công nghệ tiên tiến và môi trường học tập chuyên nghiệp tại Anh Quốc; Ấn Độ đã khởi xướng chiến lược “India Stack”, một bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép các chính phủ, doanh nghiệp và nhà phát triển phần mềm sử dụng để phát triển các ứng dụng phục vụ cho mục tiêu số hóa toàn quốc. Để hỗ trợ điều này, chính phủ Ấn Độ đã tạo ra nhiều chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên theo học các ngành liên quan đến CNTT và công nghệ số…
Ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực
CNTT không chỉ là một ngành riêng lẻ mà còn được tích hợp vào mọi lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, tài chính, và sản xuất. Ví dụ Học viện Phụ nữ Việt Nam đã ứng dụng CNTT trong việc xây dựng chương trình học Trực Tuyến và E-Learning; Xây dựng hệ thống quản lý học tập; Xây dựng hệ thống chuyển đổi số quản lý hồ sơ nhân sự… Công nghệ thông tin cũng được ứng dụng trong lĩnh vực y tế trong việc xây dựng hệ thống hồ sơ y tế điện tử (EHR); Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong việc chẩn đoán bệnh tật, đặc biệt là trong lĩnh vực hình ảnh y học như X-quang và MRI; Công nghệ đã thay đổi cách thức hoạt động của ngành tài chính, đặc biệt với sự ra đời của các dịch vụ ngân hàng số. Các công ty tài chính sử dụng công nghệ Big Data và AI để phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ nhằm dự đoán xu hướng thị trường, quản lý rủi ro và phát triển các sản phẩm tài chính mới… Điều này làm cho việc học CNTT trở nên hấp dẫn hơn khi người học có thể ứng dụng kiến thức của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chương trình đào tạo ngành CNTT tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
Xu hướng học ngành Công nghệ thông tin đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội, cơ hội nghề nghiệp phong phú, và sự phát triển không ngừng của công nghệ. Ngành CNTT của Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh từ năm 2021 và là một trong những ngành nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh.
Chương trình đào tạo cử nhân CNTT của Học viện Phụ nữ Việt Nam được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên nghiệp và ứng dụng, các kỹ năng nghề nghiệp, và khả năng tự nghiên cứu cho sinh viên nhằm mở rộng kiến thức để thích ứng với xu thế phát triển của thời đại. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên quan điểm chủ đạo là mang tính ứng dụng cao, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho xã hội.
Để tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho sinh viên, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên Công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình học lý thuyết kết hợp với thực hành trong toàn bộ quá trình học các môn chuyên ngành.
Với mạng lưới hợp tác đào tạo cùng nhiều quốc gia trên thế giới, có rất nhiều cơ hội du học tại các nước Australia, Nga, Italia, Đài loan,… cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin Học viện Phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ hội thực tập và việc làm tại các doanh nghiệp lớn là cũng là lợi thế của sinh viên khi học tập tại Học viện.
Ngoài thời gian học tập, sinh viên được thầy cô hướng dẫn và tham gia nhiều cuộc thi lớn (An toàn thông tin Asean, Tin học văn phòng thế giới, …) và các hoạt động ngoại khóa bổ ích tại các câu lạc bộ, hội, đoàn thanh niên của Viện Công nghệ thông tin và Học viện Phụ nữ Việt Nam như: CLB IT, CLB Sách, hoạt động Sinh viên Tình nguyện, …
Năm 2024, Viện Công nghệ thông tin, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh 150 chỉ tiêu thuộc 02 chuyên ngành: Công nghệ phần mềm và trí tuệ nhân tạo; Quản trị hệ thống mạng. Đây đều là những lĩnh vực có cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập tốt, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.
Ngành Công nghệ thông tin chào đón các thí sinh, tân sinh viên khóa 12 cùng trải nghiệm hành trình thanh xuân ý nghĩa tại Học viện Phụ nữ Việt Nam.
———-