Trong năm 2019, hoạt động nghiên cứu khoa học tiếp tục được chú trọng chiều sâu và thực hiện nghiêm túc, mang tính chuyên nghiệp được đẩy mạnh về số lượng đề tài nghiên cứu của tập thể, cá nhân viên chức và nghiên cứu của sinh viên. Số lượng hội thảo khoa học cấp khoa, sinh hoạt chuyên đề của các đơn vị cũng tăng mạnh. Số lượng bản in Tạp chí Khoa học Học viện tiếp tục được duy trì bảo đảm nguồn tài nguyên phục vụ đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả.

Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu khoa học được công bố theo chuẩn của Hội đồng Giáo sư nhà nước tăng hơn năm 2018 cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các công trình công bố quốc tế. Đồng thời khai thác nhiều nguồn lực cho nghiên cứu khoa học từ các cơ quan, bộ, ngành Trung ương.

Về quản lý khoa học, xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng Khoa học và Đào tạo; tổ chức hội đồng xét duyệt, nghiệm thu các đề tài khoa học cấp Học viện, nghiên cứu khoa học của sinh viên đúng quy định, nghiêm túc;

Tổ chức thành công Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018 – 2019, trao thưởng cho 01 đề tài đạt giải Nhất, 01 đề tài đạt giải Nhì, 01 đề tài đạt giải Ba, 03 đề tài đạt giải Khuyến khích. Đề tài đạt giải Nhất: “Khác biệt giới trong nhận thức của sinh viên về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp 4 trường đại học tại Hà Nội)” do nhóm sinh viên Đặng Phương Hoa & Đỗ Thu Thủy (Khoa Giới & Phát triển) thực hiện, giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Phương Chi tham gia giải thưởng NCKH sinh viên cấp Bộ năm 2019 đạt giải Khuyến khích vòng sơ khảo và tiếp tục được chọn vào vòng chung khảo.

            Về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, triển khai 04 đề tài cấp Bộ (Tình hình phụ nữ chung sống, kết hôn với lao động nước ngoài làm việt tại VN”: đã nghiệm thu đạt kết quả Khá; 01 đề tài chuyển tiếp từ năm 2018 “Khả năng thích ứng nghề nghiệp của lao động nữ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”: hoàn thiện các chuyên đề, chuẩn bị cho hội thảo công bố kết quả nghiên cứu; “Thực trạng và các giải pháp  nâng  cao năng lực phòng ngừa và ứng phó với quấy rối tình dục ở nữ giới trên địa bàn thành phố Hà Nội (tháng 7/2018 đến 12/2019 do Sở KH&CN thành phố Hà Nội cấp kinh phí); “Nghiên cứu khó khăn tâm lý của phụ nữ bị buôn bán qua biên giới trở về” (tháng 5/2019 – 5/2021, đề tài nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV do Quỹ Nafosted tài trợ);  01 dự án điều tra cấp Bộ (“Quyền quyết định của phụ nữ trong thực hiện chức năng gia đình hiện nay”); Đã nghiệm thu 01 dự án nghiên cứu với OXFAM (“Công việc chăm sóc không lương: thực trạng và lượng hóa giá trị”); 01 khảo sát trong khuôn khổ Dự án Tài chính vi mô (“Khảo sát hiểu biết tài chính của phụ nữ khu vực Đồng bằng sông Hồng”); 07 đề tài tập thể trong đó có 01 đề tài thực hiện tại Phân hiệu Học viện Phụ nữ tại TP Hồ Chí Minh (Mô hình công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Nghiên cứu các trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Hà Nội); Các yếu tố tạo sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các Doanh nghiệp du lịch do phụ nữ làm chủ trên địa bàn thành phố Hà Nội; Hoạt động tự học các môn lý luận chính trị của sinh viên Học viện Phụ Nữ Việt Nam; Thái độ của nam giới đối với Bình đẳng giới (Nghiên cứu trường hợp nam sinh viên tại 05 trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội); Các yếu tố tác động đến kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên nữ tại các trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội (Nghiên cứu tại 3 trường đại học công lập); Thực trạng và giải pháp sử dụng mạng xã hội phục vụ học tập của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam; Các mức độ nghiện game của học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan), 2 đề tài cá nhân (Chiến lược sinh kế của phụ nữ nghèo (Nghiên cứu trường hợp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội); Phương pháp tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra trong xu hướng giáo dục đại học ngành Quản trị kinh doanh, Học viện Phụ nữ Việt Nam).

            Công bố 88 bài báo đăng tạp chí khoa học có chỉ số ISSN, bài khoa học đăng kỷ yếu Hội thảo quốc gia, quốc tế có chỉ số ISBN, trong đó có 8 bài báo và chương sách công bố quốc tế tại các ấn phẩm có chỉ số khoa học Scopus, ISBN. Hơn 90% giảng viên, nghiên cứu viên có sản phẩm khoa học theo qui định.

            Về hội thảo khoa học, tổ chức 01 hội thảo khoa học quốc tế (“Di cư và đa văn hóa: Sự thay đổi, thích ứng và các vấn đề giới” (VWA và ĐHQG Chonnam, Hàn Quốc), 01 hội thảo khoa học quốc gia (Đảm bảo quyền tham chính của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay (VWA và Viện Fes của Đức) và có in ấn Kỷ yếu hội thảo chỉ số ISBN, 06 hội thảo cấp Khoa (“Nhận thức, dự định khởi nghiệp của phụ nữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế”; “Phụ nữ, Giới và Sức khỏe sinh sản” (do Marie Sropes tài trợ); “Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT”; “Phát triển chương trình đào tạo trong bối cảnh nghề Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay”; Hội thảo khoa học Marketing cho phụ nữ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo kế hoạch hoạt động của Đề án 939 và Hội thảo cấp khoa “Xu hướng phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay”) và  hơn 30 cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề của chuyên gia quốc tế với giảng viên, sinh viên của Học viện (ThS. Tuyết Brown, Chuyên gia CTXH quốc tế nói chuyện với giảng viên và sinh viên về chủ đề Giới và Sức khỏe, Nghề Công tác xã hội; Chuyên gia Fulbright (Mỹ) giảng bài cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh, tham gia giảng kỹ năng mềm “Làm việc nhóm” trong tuần kỹ năng mềm của sinh viên Học viện, tọa đàm cho viên chức và người lao động Học viện về Kỹ năng viết bài cho tạp chí quốc tế, Quản lý hiệu quả công việc và giải quyết xung đột tại nơi làm việc, Quản lý sự thay đổi và xây dựng chiến lược tổ chức, Phương pháp giảng dạy tương tác; chuyên gia của tổ chức CARD cũng tham gia giảng kỹ năng mềm “Tìm kiếm việc làm” trong 01 tuần kỹ năng mềm của sinh viên Học viện,  chuyên đề Tội phạm công nghệ cao với sự tham gia của đại diện cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50); CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần; Hoạt động can thiệp, hỗ trợ học viên  điều trị nghiện ma túy; Các mô hình CTXH với trẻ em…).

Về Tạp chí Khoa học, xuất bản và phát hành 04 số của năm 2019 (01 số/quý); quản trị, đăng abstract các bài viết trong Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam lên website trực tuyến của VJOL (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia); tiếp tục hoàn tất thủ tục xin điểm cho Tạp chí Khoa học của Học viện.