Trang chủ      /     Hệ đào tạo

Law

Mã ngành đào tạo

8380101

Trình độ đào tạo

Thạc sĩ

Văn bằng tốt nghiệp

Bằng thạc sĩ

Thời gian đào tạo

2 năm
Thời gian tối đa: 4 năm

Môn tuyển sinh

Tổng quan

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật theo định hướng ứng dụng có mục tiêu là:

– Đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, có kiến thức toàn diện, hiện đại, chuyên sâu về pháp luật; có kỹ năng chuyên sâu, năng lực thực hành nghề luật; có năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ trong nghiên cứu và thực hành nghề luật; có năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề pháp lý thực tiễn đặt ra, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường lao động và xã hội, góp phần thiết thực vào thực hiện sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Học viện Phụ nữ Việt Nam.

– Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức tuân thủ pháp luật, có khả năng tự học, sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân, phục vụ xã hội và phục sự Tổ quốc.

Điều kiện tuyển sinh

TUYỂN THẲNG

THEO KẾT QUẢ LÀM BÀI LUẬN

Cấu trúc chương trình

Cấu trúc chương trình

Tổng số tín chỉ: 60 (trong đó 46 tín chỉ học tập trên lớp, 6 tín chỉ thực tập và 8 tín chỉ đề án tốt nghiệp).

– Phân bổ các khối kiến thức như sau:

+ Khối các kiến thức chung: 06 học phần, 14 tín chỉ;

+ Khối kiến thức cơ sở ngành: 14 học phần, trong đó gồm 8 học phần bắt buộc 18 tín chỉ và 06 học phần tự chọn 14 tín chỉ;

+ Khối thực tập chuyên môn: 1 học phần 6 tín chỉ;

+ Đề án, đồ ăn hoặc dự án: 1 tín chỉ 8 tín chỉ

– Tỷ lệ tín chỉ thực hành/tổng số tín chỉ: 63,33% (38/60 tín chỉ)

I. Khối kiến thức chung

1.1. Học phần bắt buộc (08 tín chỉ)

I.2. Học phần tự chọn (04 tín chỉ)

II. Khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành

II.1. Khối kiến thức cơ sở ngành

II.1.1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

II.1.2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

II.2. Khối kiến thức chuyên ngành

II.2.1. Các học phần bắt buộc (14 tín chỉ)

II.2.2. Các học phần tự chọn (10 tín chỉ)

III. Thực tập chuyên môn và đề án (đề án, đồ án, dự án) tốt nghiệp

 

 

Kế hoạch giảng dạy theo chuẩn đầu ra

Dự kiến kế hoạch giảng dạy

Tiết học

3 tín chỉ

Quản trị học

4 tín chỉ

Phương pháp nghiên cứu khoa học 

4 tín chỉ

Phương pháp tư duy, lập luận pháp lý

3 tín chỉ

Tự chọn 1 (2TC)

3 tín chỉ

Tự chọn 2 (2TC)

3 tín chỉ

Tự chọn 3 (2TC)

3 tín chỉ

Tự chọn 4 (2TC)

3 tín chỉ

Tự chọn 5 (2TC)

3 tín chỉ

Phân tích chính sách trong xây dựng pháp luật

3 tín chỉ

Nghệ thuật đàm phán

2 tín chỉ

TH pháp luật về dịch vụ công

2 tín chỉ

TH pháp luật trong xử lý vi phạm…

2 tín chỉ

TH pháp luật trong giải quyết tranh chấp…

2 tín chỉ

TH pháp luật tố tụng dân sự

2 tín chỉ

TH pháp luật tố tụng hình sự…

2 tín chỉ

TH pháp luật về phòng, chống tham nhũng

2 tín chỉ

Tự chọn 1 (CHLH05)

2 tín chỉ

Tự chọn 2 (CHLD03)

2 tín chỉ

Tự chọn 3 (CHLD04)

2 tín chỉ

Tự chọn 1 (CHLK04)

2 tín chỉ

Tự chọn 2 (CHLK05)

2 tín chỉ

Tự chọn 3 (CHLK06)

3 tín chỉ

Tự chọn 4 (CHLK07)

2 tín chỉ

Tự chọn 5 (CHLD06)

2 tín chỉ

Tự chọn 6 (CHLD07)

1 tín chỉ

Thực tập

3 tín chỉ

Đề án tốt nghiệp

3 tín chỉ

Môn học bắt buộc

Môn học tự chọn

Môn học bắt buộc

Môn học tự chọn

Chuẩn đầu ra

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật định hướng ứng dụng có thể vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá1 các kiến thức sau:

KT1: Nguyên lý, học thuyết và kiến thức cơ bản về triết học, kinh tế học, quản kiến thức chung về quản trị và quản lý, kinh tế học pháp luật, bình đẳng giới, phương pháp nghiên cứu luật học, phương pháp tư duy và lập luận pháp lý và kiến thức liên ngành có liên quan để giải quyết hiệu quả các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực pháp luật.

KT2: Kiến thức sâu rộng và tiên tiến về Nhà nước và pháp luật, kiến thức chuyên sâu và liên ngành pháp luật ở trong nước và quốc tế để áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, dân sự và kinh tế.

KT3: Kiến thức thực tiễn về xây dựng và thi hành pháp luật ở Việt Nam.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Luật định hướng ứng dụng, người học có thể hiểu và vận dụng thuần thục2 các kỹ năng, phương pháp sau:

KN1: Phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, dân sự và kinh tế để phục vụ cho hoạt động quản trị, tổ chức thực hiện thành công các giải pháp xử lý các vấn đề pháp luật phát sinh trong thực tiễn

KN2: Tư duy phản biện và độc lập; phân tích, đánh giá chính sách, luật pháp và các kỹ năng chuyên sâu cho hoạt động nghề luật hiệu quả; phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin về các vấn đề pháp lý để đưa ra các giải pháp cụ thể một cách khoa học;

KN3: Năng lực giải thích, truyền đạt các kiến thức, thực hành pháp luật và năng lực thảo luận, phản biện các vấn đề pháp luật với đồng nghiệp và các đối tượng khác có liên quan; kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, phổ biến tri thức pháp luật, lập luận, trình bày, thuyết phục; tư duy sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi nghề nghiệp và môi trường

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật định hướng ứng dụng có khả năng sau tự chủ và trách nhiệm sau:

TC1: Trung thành với Tổ quốc, ý thức phục vụ Nhân dân, có tinh thần thượng tôn pháp luật; trung thực, liêm chính, ý thức bảo vệ công lý và quyền con người; tuân thủ các chuẩn mực đạo đức cá nhân và đạo đức nghề luật.

TC2: Tư vấn, đưa ra những kết luận chuyên môn về các lĩnh vực pháp luật hành chính, dân sự, kinh tế; hướng dẫn người khác về chuyên môn trong hoạt động nghề nghiệp; quản lý đánh giá và cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật hành chính, dân sự, kinh tế; có thể tham gia các đề án xây dựng hoàn thiện pháp luật ở các lĩnh vực được đào tạo.

NN: Tiếng Anh đạt trình độ 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (hoặc trình độ tương đương trở lên).

Triển vọng nghề nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật định hướng ứng dụng có đủ năng lực, kỹ năng và phẩm chất đạo đức để đảm nhiệm vị trí công tác sau:

– Chuyên gia, chuyên viên làm công tác tham mưu, tư vấn, xây dựng và thực hiện pháp luật tại các cơ quan nhà nước, xã hội, đơn vị như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương Đảng, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp; tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội nghề nghiệp; các doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Chuyên gia thực hành pháp luật tại các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và tổ chức hành nghề luật khác như luật sư, công chứng, trọng tài, thẩm định, đấu giá, thừa phát lại…

– Chuyên gia thực hành pháp luật làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Người tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật định hướng ứng dụng có khả năng tiếp tục theo học chương trình đào tạo tiến sĩ.