Trang chủ      /     Hệ đào tạo

Social Work

Mã ngành đào tạo

9760101

Trình độ đào tạo

Tiến sĩ

Văn bằng tốt nghiệp

Bằng tiến sĩ

Thời gian đào tạo

3 năm với bằng thạc sĩ
4 năm với bằng đại học

Môn tuyển sinh

Tổng quan

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về Công tác xã hội – những nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn liên quan đến lý thuyết, quản trị, phúc lợi xã hội, cộng đồng và các lĩnh vực chuyên biệt về Công tác xã hội; Có kỹ năng phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác, điều hành hoạt động chuyên môn của tổ chức; Có năng lực làm việc, nghiên cứu độc lập, tư duy sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc, có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới;khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, hướng dẫn nghiên cứu, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học; Có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm xã hội và sức khỏe, tinh thần phục vụ nhân dân và ý thức bình đẳng giới.  

Điều kiện tuyển sinh

XÉT TUYỂN

Cấu trúc chương trình

Cấu trúc chương trình

– Tổng khối lượng học tập của CTĐT là 90 tín chỉ đối với NCS đã có bằng thạc sĩ và 120 tín chỉ đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ. 

– Phân bổ theo các khối kiến thức như sau: 

Các học phần bổ sung (đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ): 30 tín chỉ 

Các học phần bắt buộc (Compulsory Courses): 09 tín chỉ 

Các học phần tự chọn (Elective Courses), chọn 01 trong 05 học phần : 03 tín chỉ 

Các chuyên đề và tiểu luận tổng quan: 08 tín chỉ 

Luận án tiến sĩ (Dissertation): 70 tín chỉ 

I. Các học phần bổ sung  

II. Các học phần ở trình độ tiến sĩ

II.1. Các chuyên đề và tiểu luận tổng quan

II.2. Các học phần bắt buộc (Compulsory Courses) 

II.3. Các học phần tự chọn (Elective Courses)  

II.4.Luận án tiến sĩ  (Dissertation)

Kế hoạch giảng dạy theo chuẩn đầu ra

Dự kiến kế hoạch giảng dạy

Xác định tên Đề tài

Xây dựng Đề cương chi tiết

Xây dựng tổng quan nghiên cứu

Học các học phần về Phương pháp nghiên cứu khoa học, hướng dẫn viết luận án tiến sĩ  & các học phần chuyên môn

Xét duyệt đề tài luận án;   – Quyết định giao đề tài luận án và cử giảng viên hướng dẫn

Duyệt Đề cương chi tiết

Hoàn thành và bảo vệ Tiểu luận tổng quan nghiên cứu

Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch viết luận án lần 1

Xây dựng công cụ, thu thập thông tin

 

Thực hiện và bảo vệ 02 chuyên đề chuyên sâu

 

Hoàn thiện Phần 2 của Luận án (Cơ sở lý thuyết, Phương pháp nghiên cứu)

 

Hoàn thiện (viết, đăng) 2 bài báo khoa học trên tạp chí có tính điểm theo quy chế đào tạo

Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch viết luận án lần 2

Hoàn thiện Phần 3 của Luận án (Kết quả nghiên cứu và bàn luận)

Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch viết luận án lần 3

Hoàn thiện phần 4 luận án (Giải pháp, kiến nghị/ hàm ý chính sách) và Phần Phụ lục

 

Hoàn thiện (viết, đăng) 1 bài báo khoa học trên tạp chí (nếu chưa đủ điểm)

 

Sinh hoạt khoa học cấp Khoa về nội dung Luận án; sửa luận án sau sinh hoạt khoa học cấp khoa

 

Bảo vệ luận án cấp đơn vị chuyên môn (cơ sở); sửa luận án sau hội đồng bảo vệ cơ sở

 

Phản biện độc lập (phản biện kín); sửa luận án sau phản biện kín

 

Bảo vệ luận án cấp Học viện

 

Chuẩn đầu ra

KT1: Phân tích sâu và đánh giá được các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực Công tác xã hội nói chung, đặc biệt về chính sách xã hội, phúc lợi xã hội và an sinh xã hội đối với các nhóm thân chủ. 

KT2: Phân tích, hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng, tiên tiến nhằm lý giải, định hướng và xây dựng cách thực hiện, tổ chức, can thiệp các vấn đề xã hội theo các lĩnh vực: quản trị công tác xã hội, phát triển cộng đồng, các vấn đề xã hội thực tế chuyên sâu và các nhóm yếu thế của xã hội.  

KT3: Thiết kế, xây dựng và triển khai được các nghiên cứu; Hướng dẫn được các nghiên cứu đối với người khác; Đánh giá, phản biện, xếp loại được các nghiên cứu; Phát triển các nguyên lý, học thuyết ứng dụng và phương pháp can thiệp trong nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp; Cập nhật các phương pháp nghiên cứu hiện đại trên thế giới về Công tác xã hội. 

KN1: Có năng lực thực hành, tư vấn ở trình độ cao về các lĩnh vực chuyên sâu của Công tác xã hội. 

KN2: Có năng lực tổng quan lý thuyết/cơ sở lý luận và các công trình nghiên cứu liên quan Công tác xã hội; thành thạo xây dựng đề cương, thiết kế, triển khai, khảo sát, viết báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh về một chủ đề thuộc ngành Công tác xã hội để phát hiện và giải quyết những vấn đề mới ở cấp ngành, khu vực, quốc gia dựa trên các dữ liệu khách quan. 

KN3: Có khả năng viết bài báo khoa học và đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín trong nước hoặc nước ngoài; có kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu tại các hội nghị khoa học.  

KN4: Có khả năng cao trong phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; có khả năng sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực Công tác xã hội, có năng lực tổng hợp, có khả năng xử lý các vấn đề về Công tác xã hội quy mô ở khu vực và quốc tế. 

KN5: Thể hiện khả năng thiết lập, mở rộng mạng lưới hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý, thực hành chuyên môn, điều hành hoạt động chuyên môn của tổ chức. 

TC-TN1: Khả năng tự định hướng nghiên cứu khoa học và dẫn dắt người khác trong chuyên môn, khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học trong lĩnh vực Công tác xã hội cấp ngành, khu vực và quốc gia. 

TC-TN2: Tác phong làm việc chuyên nghiệp trong chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; tinh thần phục vụ nhân dân; ý thức về bình đẳng giới. 

Triển vọng nghề nghiệp

– Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức mới về các vấn đề chung của lĩnh vực kinh tế xã hội và các vấn đề đặc thù của ngành Công tác xã hội.  

Tiến sĩ Công tác xã hội dưới 45 tuổi có khả năng tham gia chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ (post-doc) ở các cơ sở đại học quốc tế được xếp thứ hạng cao; tiến sĩ Công tác xã hội dưới 35 tuổi có khả năng tham gia các lớp “đại học hè” nâng cao, cập nhật phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội. 

– Có khả năng tiếp cận với quy trình công việc cụ thể đối với các vị trí được đảm nhận. 

– Có khả năng học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý hoặc chuyên gia ở các mức độ khác nhau. 

Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp

– Nhà quản trị/quản lý công tác xã hội ở các cơ quan quản lí Nhà nước ở các cấp từ trung ương đến địa phương. 

– Chuyên gia, người tự khởi nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến Công tác xã hội. 

– Nghiên cứu viên và chuyên gia trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về Công tác xã hội và xã hội. 

– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện… 

– Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các trung tâm, dự án phát triển. 

– Làm việc ở các đơn vị, tổ chức có liên quan tới các vấn đề xã hội.