Tại điểm cầu Học viện Phụ nữ Việt Nam, hơn 20 giảng viên và viên chức, bao gồm lãnh đạo các khoa, trưởng bộ môn, đại diện Phòng Đào tạo và Phòng Khảo thí – Bảo đảm chất lượng, đã tham gia. 

 Hội thảo tập huấn “Công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm” nhằm tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo đạt chuẩn đầu ra giữa chuyên gia nước ngoài, trong nước với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Qua thảo luận chia sẻ, cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường mình để có thể tham khảo trong hoạt động bảo đảm và cải tiến chất lượng chương trình đào tạo, đặc biệt là đánh giá chương trình đào tạo đạt chuẩn đầu ra.

Hội nghị đã được nghe tham luận của các chuyên gia đến từ 02 tổ chức kiểm định quốc tế ABET và AUN-QA chia sẻ về kinh nghiệm đánh giá chuẩn đầu ra.

DR SCott Danielson chuyên gia của tổ chức ABET khuyến nghị mạnh mẽ rằng các chương trình đào tạo nên thiết kế không quá 8 – 9 chuẩn đầu ra, trên thực tế ABET đang thiết kế 5 – 7 chuẩn đầu ra, số lượng SOs này đủ cho phép xác định hiệu quả và kết quả sự đạt được của người học đối với kết quả học tập

DR Johnson Ong Chee Bin nhấn mạnh rằng việc đo lường mức độ đạt chuẩn đầu ra cần có phương pháp đúng, thực hiện đo lường đúng. “Thước đo phù hợp” nhấn mạnh tầm quan trọng của tính giá trị trong chọn lựa thước đo phù hợp để đánh giá những gì quan trọng đối với các bên liên quan. “ Đo chính xác” nhấn mạnh sự cần thiết của độ tin cậy trong việc đảm bảo tính chính xác và nhất quán khi các phép đo được thực hiện, báo cáo và sử dụng để cải tiến.

Tại hội nghị các đại biểu cũng lắng nghe tham luận của Trường Đại học Lạc Hồng chia sẻ kinh nghiệm về đo lường chuẩn đầu ra và thảo luận cùng chuyên gia về các nội dung có liên quan đến xây dựng, đo lường chuẩn đầu ra và các phầm mềm hỗ trợ.

Phát biểu bế mạc Hội nghị tập huấn GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào đề nghị các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm tiếp tục nghiên cứu các văn bản, Thông tư của Bộ, của Vụ Giáo dục Đại học nhằm tiếp tục rà soát chương trình đào tạo theo định hướng chiến lược và quốc tế hóa, tập trung cải tiến chất lượng dựa trên chuẩn đầu ra.

GS.TS Huỳnh Văn Chương khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo (ảnh sưu tầm)

Thông qua Hội nghị, đội ngũ giảng viên và viên chức Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tiếp thu nhiều kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia trong và ngoài nước, góp phần nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại.